Chế tạo một chiếc xe theo dạng khối ghép với nhau là một xu hướng mà nhiều nhà sản xuất áp dụng trong thời gian gần đây để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể tạo ra nhiều mẫu xe khác nhau dựa trên những bộ phận đã thiết kế sẵn.
Chế tạo xe theo cách này trước hết là để nhằm giảm chi phí. Người ta có thể làm ra những chiếc xe ở các phân khúc khác nhau, như Sedan và Crossover, nhưng có chung phần khung gầm dạng khối (mô đun). Thậm chí, có thể áp dụng phương pháp này cho cả những xe có chiều dài cơ sở và chiều rộng cơ sở khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là giúp nhà sản xuất thu ngắn thời gian chế tạo xe, đồng thời tiết kiệm được khoảng 30 % nguồn kinh phí đầu tư và khoảng từ 20 đến 30 % chi phí mua linh kiện.
(Ảnh CMF-Renault)
Lấy liên minh Renault-Nissan làm ví dụ. Liên minh sản xuất ô tô Pháp-Nhật này đã đưa ra chiến lược phát triển các mẫu xe mới dựa trên nguyên tắc CMF (Common Module Family) - tạm dịch là các khối linh kiện liên quan dùng chung. Sách lược này áp dụng từ 2013 đến năm 2020, trước mắt cho các dòng xe compact và dòng xe gia đình, với sản lượng khoảng 1,6 triệu xe/năm. Những mẫu đầu tiên ra đời từ chính sách này là Rogue, Qashqai, X-Trail (Nissan) và Espace, Scénic, Laguna (Renault).
Hãng xe hơi lâu đời Peugeot-Citroen của Pháp cũng đang theo hướng sản xuất ô tô dùng chung khung gầm, chủ yếu cho các dòng xe compact và xe gia đình - hai phân khúc đang chiếm tới 50 % doanh số của PSA Peugeot Citroen.
Mục đích của nhà sản xuất là chế tạo nhiều mẫu xe hơi dùng chung khung gầm, kể cả các xe khác nhau về kích thước dài/rộng hay dạng crossover/SUV đi đôi với việc giảm trọng lượng xe và giảm khí thải C02 theo chuẩn Euro 6.
(Ảnh Peugeot)
- Muốn tìm thông tin
Đánh Giá Xe Hơi Cũ và
Xe Hơi Siêu Sang mà không cần đến
Siêu Thị Xe Hơi, hãy thử tham gia diễn đàn
Danh Gia Xe Hoi Cu nhé!
Tập đoàn Volkswagen cũng không ngoại lệ. Họ xây dựng một cấu trúc khung gầm kiểu mô đun có động cơ nằm ngang gọi tắt là MQB (Modularer QuerBaukasten). Cấu trúc này có ưu điểm là dễ lắp ráp và giúp giảm trọng lượng của xe. Quy trình này được áp dụng lên tất cả các nhãn hiệu của tập đoàn, như: Audi, Seat, Skoda, Volkwagen.
Một lãnh đạo phụ trách chiến lược của Volkswagen cho tờ Autoplus biết: "Hai thương hiệu Audi và Porsche phải thiết kế sản phẩm riêng trên nền tảng chung, phải chuẩn hóa các linh kiện đắt tiền như hộp số, thiết bị điện, động cơ sử dụng nhiên liệu thay thế, ắc quy, vật liệu chế tạo, phương pháp và quy trình."
Hiện một số loại xe của Volkswagen đã được sản xuất theo quy trình này như Audi A3, Q3, Skoda Octavia 3, VW Golf 7.