Muốn hôn nhân được bền lâu thì những bước chuẩn bị nền tảng cho cuộc sống mới như tâm lý, cách sống, quản lý tài chính gia đình, nuôi dạy con cái… phải được xem xét và thống nhất trước khi quyết định kết hôn. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải chuẩn bị tâm lý để sống với người bạn đời của mình tránh những cuộc xung đột căng thẳng dẫn đến một kết thúc không mong đợi.
Sự thỏa hiệp về tương lai
Hai người cần thỏa hiệp rõ ràng vấn đề của tương lai như cách
quản lý tiền bạc và chi tiêu trong gia đình, duy trì những mối quan hệ xã hội... Bạn cần lường trước mọi sự nảy sinh để trao đổi với người yêu của mình. Chỉ khi nào hai người có tiếng nói chung trong vấn đề này thì mới nên nói đến chuyện kết hôn.
Bạn sẽ không còn "tự do" nữa
Khi kết hôn, bạn sẽ là người chèo lái một gia đình nhỏ, sẽ không còn có thời gian tán ngẫu, mua sắm cùng bạn bè mà bạn phải đi về nhà sớm để dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chuyện trò với một nửa của mình, sau này còn là chăm sóc con cái nữa.
Áp lực kiếm tiền bỗng trở nên nặng gánh hơn để nuôi con, thăm nom gia đình bên nội, bên ngoại,... Bởi vậy, chưa thực sự chuẩn bị tâm lý bạn không nên vội vàng kết hôn.
Khi có con và nuôi dạy chúng như thế nào?
Sau khi
kết hôn các bạn sẽ có con nhưng những mối lo cũng nảy sinh từ đây. Vì thế nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, dò hỏi ý kiến xem người bạn đời của mình thích bao nhiêu đứa con, hai vợ chồng sẽ chăm sóc chúng thế nào và lo cho gia đình ra sao? Có chung tay góp sức xây dựng gia đình nhỏ thì nó mới trở nên hoàn chỉnh và hạnh phúc trọn vẹn được.
Biết dừng đúng lúc khi phát sinh mâu thuẫn
Tranh luận, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi bạn có gia đình. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết điểm dừng, việc gì cũng nên có chừng mực, đừng để “hiểu nhau quá” rồi dẫn đến kết thúc không đáng có. Đừng vì quá tự trọng hay kiêu ngạo mà cãi đến cùng theo quan điểm của mình hãy biết kiềm chế, tốt nhất nên vận dụng tối đa những câu nói hài hước, thân thiện để hóa giải
mâu thuẫn.
Sắp xếp công việc và tài chính
Yếu tố công việc và tài chính quyết định rất nhiều tới hạnh phúc của một cuộc hôn nhân. Khi lập gia đình, những tranh cãi về tài chính là nguyên nhân chủ yếu gây rạn nứt mối quan hệ vợ chồng.
Vậy làm thế nào để quản lý nguồn tài chính gia đình?
Là người cầm cân nảy mực của gia đình thì bạn phải là người biết nhìn xa trông rộng nếu không chỉ một chút sơ suất nhỏ cũng dễ gây ra những rạn nứt to lớn mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Chẳng hạn như:
- Bất đồng trong việc quản lý và chi tiêu: Người thì tiết kiệm dè xẻn, người thì hoang phí đua đòi.
- Bất đồng về giáo dục con cái: Người thì quá nghiêm khắc, người thì quá chiều chuộng.
- Bất đồng trong cách cư xử với họ hàng hai bên: bên trọng bên khinh!
- Thiếu tổ chức trong gia đình: thiếu phân công, thiếu chia sẻ, thiếu quan tâm đến nhau, thiếu trật tự.
Nói chung, vân vân những thứ cần ta phải sáng suốt và tỉnh táo. Song, quan trọng nhất vẫn là vấn đề tiền bạc, chính vì vậy, để tránh có sự không đồng nhất bạn cần phải xác định rõ
mục tiêu tài chính, kế hoạch chi tiêu. Bạn sẽ lập một tài khoản chung hay là chia ra nhiều tài khoản? Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu riêng hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu?
Điều này ở nước ngoài ta thấy họ làm rất tốt, mọi khoản thu chi đều rất rõ ràng, cuộc sống dường như rất ít khi vấp phải khó khăn trong việc
giải quyết mâu thuẫn tài chính. Bởi ngay từ nhỏ, trẻ em nước ngoài đã được tiếp xúc với tiền và học cách sử dụng chúng như thế nào. Chắc chúng ta không ai là không biết tới cuốn sách vô cùng nổi tiếng của Neale S.Godfrey "
Tiền không mọc trên cây", ngay khi ra đời nó đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của các bậc phụ huynh Mỹ.
Còn ở nước ta từ nhỏ cho đến khi lấy chồng chúng ta không hề được đào tạo bất kỳ một khóa học nào về cách quản lý tiền bạc cả, mọi hoạt động trong chi tiêu đều là do thói quen của từng người. Chính vì vậy mà ta luôn gặp trở ngại về việc giải quyết tài chính trong gia đình. Nếu cũng có những khóa học và cuốn sách hay dạy cho ta thì có lẽ tư duy sử dụng tiền sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, hoạch định tài chính tốt không phải là điều ai cũng có thể làm được, tất cả đều cần có một quá trình để hình thành những kỹ năng. Nếu cần một nguồn sáng khai thông, một người chỉ đường đáng tin cậy để giúp bạn vượt qua khó khăn, bứt phá trong tương lai thì bạn có thể tham gia
khóa học về “
nghĩ giàu-làm giàu” của
ASK. Chắc chắn, trải qua những buổi dạy bạn sẽ đúc rút được nhiều điều bổ ích, tự tin làm chủ sự giàu có từ thế giới tư duy, tinh thần, cảm xúc đến tiền bạc. Cho dù bạn có nghĩ gì hay làm gì thì có một điều tất thảy chúng ta đều quan tâm và mong mỏi đó là những điều tốt đẹp nhất sẽ đến sau khi
kết hôn, để gia đình mãi vui vẻ, đầm ấm.
Minh Hường-Landmarkvietnam