PDA

View Full Version : chuyển nhà thành hưng hà nội bản ban


vantaithanhhung
31-12-2018, 07:48 PM
chuyển nhà thành hưng hà nội (https://chuyennhathanhhunghanoi.com/) bản ban hành ở địa phương theo kiểu nửa vời, tạo dư địa tuỳ nghi áp dụng. Tâm trạng, cách làm vẫn cũ. Đây là rào cản và chính là điều khiến doanh nghiệp sợ nhất", ông Cung nhận xét sau một năm được đánh giá "cả hệ thống vào cuộc cắt giảm điều kiện kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp".

Thực tế "trên nóng, dưới lạnh" trong cải thiện môi trường kinh doanh đã khiến Việt Nam tụt hạng 1 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới. Nhưng với cách nhìn lạc quan và cũng khá thận trọng, ông Ousmane Dione trấn an "phải coi đây là dịp để Việt Nam nhìn lại các vấn đề. Nên coi đây là một cuộc thi chạy và các nước có nhiều cải cách hơn và đang chạy nhanh hơn Việt Nam".

Một nhóm nghiên cứu của WB cũng đã bay từ Mỹ sang để trình bày về việc Chính phủ các nước đã và đang làm gì trong việc cải cách thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh. "Vấn đề ai thực hiện nhiều thay đổi, đi nhanh hơn thì sẽ ghi được điểm. Đến nay, Chính phủ đã có lắng nghe và có thay đổi", ông Ousmane nhận xét thêm.

Viện trưởng CIEM nhấn mạnh điều doanh nghiệp cần là tự do, an toàn để kinh doanh chứ không đơn giản chỉ là thuận lợi. "Nếu vế này không xử lý được, khó có dư địa cho doanh nghiệp lớn lên, khó có một lực lượng doanh nghiệp đủ mạnh dù các doanh nghiệp tư nhân thời gian qua đã phát triển rất mạnh. Đây là điều tôi trăn trở sau nhiều năm theo dõi khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam", ông Nguyễn Đình Cung nói với VnExpress và thúc giục, "cải cách đã lên đường ray, giờ là lúc đưa toa tàu chạy, và chạy nhanh hơn".

Trở lại với doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất Phú Tài, khoảng 7 triệu USD đã được Công ty Phú Tài rót vào đầu tư nâng cấp thiết bị sản xuất và ước tính một khoản tiền tương đương cũng sẽ được doanh nghiệp này dành đầu tư mở rộng tiếp một nhà máy sản xuất tại Bình Định trong năm sau. Ngoài thị trường rộng mở, thì chính niềm tin vào cải cách môi trường kinh doanh, thể chế là "động lực" để ông chủ doanh nghiệp này mạnh tay rút hầu bao.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng nhà máy. Cơ hội đang mở ra khá nhiều trong năm tới", Phó tổng giám đốc Công ty Phú Tài tự tin.

Động lực nào cho kịch bản bứt phá năm 2019?
https://i-kinhdoanh.vnecdn.net/2018/12/30/Snapseed-jpeg-4558-1533069112-8530-5622-1546134760.jpg
Suốt một thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5-6%. Sự bứt tốc chỉ bắt đầu trở lại vào năm 2018 và đang kỳ vọng được tiếp tục ở năm 2019 và các năm tiếp theo.


Vượt qua mốc tăng trưởng cao nhất trong thập niên qua, nhiều câu hỏi đặt ra, năm 2019 với kinh tế Việt Nam sẽ là "đỉnh cao hay vực sâu"? Có nhiều ý kiến cho rằng khi đã vượt qua đỉnh thì việc thiết lập một đỉnh mới sẽ không hề dễ dàng trong bối cảnh "mẫu số" năm 2018 đã khá lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng và thế giới đang có nhiều biến động khó lường.

Tuy vậy, một kịch bản kinh tế được đánh giá "thận trọng", "biết mình biết ta" đã được cơ quan ngành kế hoạch hoạch định, và nêu trong Nghị quyết 01 về phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Theo đó, mục tiêu GDP năm 2019 ở mức 6,8%, lạm phát tiếp tục kìm giữ dưới 4%... Để đạt mục tiêu này, GDP quý I sẽ là 6,93%; quý II là 6,7%; 6 tháng là 6,8%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP quý III được dự kiến ở mức 7,03%; 9 tháng là 6,89%; quý IV là 6,63% và cả năm sẽ là 6,8%.

Để đạt mức tăng trưởng 6,8% này, theo tính toán của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đạt tốc độ tăng trưởng 3%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 8,57%; còn khu vực dịch vụ là 6,83%.

Kịch bản là vậy, mục tiêu là vậy nhưng động lực nào sẽ giúp Việt Nam bứt phá tiếp theo? Khi trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung đáp ngắn gọn với VnExpress, "vẫn là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh".

Trong khi đó "lựa chọn mô hình phát triển phù hợp trong hoàn cảnh mới" lại được nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nói khi đề cập tới thách thức, giải pháp mà Việt Nam cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoàn cảnh mới được ông Khoan nhắc đến chính là những cuộc cạnh tranh về vị thế trên thế giới đang diễn ra phức tạp, mà để ứng phó, Việt Nam phải vừa gia tăng nội lực, vừa giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ những bất ổn của kinh tế toàn cầu.

"Mỗi lần các cuộc cách mạng công nghiệp đi qua đều hình thành các phương hướng và mô hình phát triển mới. Chắc chắn, Việt Nam phải có hướng tiếp cận", nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nói và cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang mô hình phát triển mới dựa vào khoa học - công nghệ.

Và chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận điều này khi nhắc tới những trọng tâm, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế sẽ dựa trên phương châm 12 chữ "kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá".

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta sẽ không đánh đổi hay lựa chọn giữa chất lượng và tốc độ tăng trưởng mà phải đạt được cả hai, nghĩa là phát triển nhanh và bền vững. "Chính phủ luôn kiên trì nguyên tắc "3 trong 1" hay nói cách khác, 3 trụ cột bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Trong khi tiếp tục phát huy tốt nhất những động lực tăng trưởng đã có, chúng ta phải tích cực tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới", ông nhấn mạnh.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ dựa nhiều hơn vào năng suất lao động và thúc đẩy một nền kinh tế số.

"Chính phủ sẽ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không những 2017, 2018 và cả những năm tới đây bởi hành trình của dân tộc ta còn rất dài, với rất nhiều thách thức phía trước và hơn thế nữa nội hàm giá trị cốt lõi và định hướng xuyên suốt của chúng ta trong mọi hành trình, chặng đường phát triển là không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.