PDA

View Full Version : Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người lớn tuổi từ chuyên gia


toiyeusuckhoe8817
15-09-2017, 02:35 PM
Khi còn nhỏ, con cái lớn lên trong sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ. Đến tuổi xế chiều, cha mẹ lại cần đến sự quan tâm, chăm sóc của cháu con. Thế nhưng, chăm sóc người cao tuổi không phải việc đơn giản, vì người chăm sóc cần quan tâm tới cả thể chất và tinh thần của người bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu những điều nên và không nên khi chăm sóc người cao tuổi từ PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Hỏi: Thưa BS, người nhà thường mắc phải những sai lầm nào khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà?

BS đáp: Có rất nhiều trường hợp người nhà chỉ muốn cha mẹ già nằm nghỉ ngơi trên giường mà không khuyến khích đi lại, có thể do sợ bị ngã hoặc bị đi lạc. Điều này lại có hại với người lớn tuổi vì nếu không tập luyện thì dần dần các cơ và khớp trở nên xơ cứng và chức năng vận động sẽ thoái hóa dần. Và khi người bệnh liệt giường, người chăm sóc sẽ gặp khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, những người có thể đi lại hoặc đang trong giai đoạn hồi phục cần vận động để duy trì chức năng, còn những bệnh nhân nằm lâu cũng phải tập luyện để tránh bị loét tì đè, có thể kết hợp tập luyện chủ động và tập luyện thụ động với sự giúp đỡ của người nhà.

Điều thứ hai cần lưu ý đó là người nhà dễ bỏ qua hoặc ít quan tâm đến tâm lý của người lớn tuổi. Người già cần sự quan tâm đặc biệt về tâm lý bởi họ rất nhạy cảm và dễ cảm thấy tự ti, do không thể tự chủ trong chăm sóc cá nhân. Cảm giác đó cũng dễ hiểu khi họ phải trở lại trạng thái phụ thuộc vào người khác trong khi trước đó đã từng chủ động.


Hỏi: Vậy, bác sỹ có lưu ý gì về việc chăm sóc tâm lý cho người lớn tuổi?

Mất tự chủ thường dẫn đến cảm giác bi quan và buồn nản, thậm chí mất đi động lực để vui sống. Tâm lý tiêu cực ấy có thể dẫn đến những ảnh hưởng thể chất. Hơn bao giờ hết, lúc này cha mẹ già cần được con cháu ở bên cạnh động viên để vượt qua mặc cảm để vui sống khỏe mạnh. Do đó, người nhà bệnh nhân cần chú ý động viên tâm lý, tỏ ra tôn trọng và lắng nghe, để người bệnh không thấy mình trở thành gánh nặng cho người khác. Đặc biệt, người lớn tuổi cần được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt tùy theo khả năng, nhất là trong việc vệ sinh cá nhân vì vệ sinh là vấn đề gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh.

Hỏi: Bác sỹ có thể giải thích rõ hơn về vấn đề tự chủ trong sinh hoạt cho người lớn tuổi không?

BS đáp: Từng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia của Lifree – nhãn tã giấy người lớn hàng đầu của Nhật, tôi thấy rằng cách người Nhật có những quan niệm về chăm sóc người cao tuổi rất đáng học tập. Theo họ, dù già yếu nhưng người cao tuổi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con cái mà nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống. Con cái hoặc người chăm sóc chỉ giúp đỡ khi thật cần thiết, và khuyến khích ngườn bệnh tự chăm sóc bản thân theo khả năng. Điều này giúp họ khỏe mạnh hơn, và luôn tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình.

Nhất là đối với người có thể đi lại được hoặc đi lại nhờ sự trợ giúp, người bệnh được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet, sử dụng tã quần dành cho người lớn. Do tã quần rất dễ kéo lên xuống nên người dùng có thể tự thao tác khi đi vệ sinh. Hơn nữa, việc đi lại cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì miếng tã không bị trượt xuống khi đi lại. Việc tự chủ trong vệ sinh như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại.

Hỏi: Thưa bác sỹ, thế còn những người hạn chế khả năng đi lại, bác sỹ có lời khuyên dành cho họ như thế nào?

Đối với những người không thể đi lại, mục tiêu chăm sóc là kiểm soát vấn đề bài tiết và giúp giữ lòng tự tôn cho người bệnh. Những người bị hạn chế khả năng đi lại nên sử dụng tã dán vì dòng tã này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu rất cao về thấm hút, đồng thời rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay cho người dùng trong tư thế nằm. Những người không thể đi lại sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc chăm sóc cá nhân, tuy nhiên, người nhà cũng có thể giúp người bệnh tự chủ trong những việc nhỏ tùy theo khả năng. Người bệnh có thể tự xúc ăn nếu tay còn khỏe, tự di chuyển trên giường và tập luyện nhẹ nhàng. Để dễ dàng hơn cho việc chăm sóc, người nhà cũng có thể sử dụng thêm miếng lót bổ sung giúp dễ dàng thay thường xuyên và giữ vệ sinh cho người bệnh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.

Xem thêm : https://ensure.com.vn/chuyen-gia-tu-van/chuyen-gia-tu-van/cham-soc-nguoi-gia-nhung-dieu-can-luu-y