PDA

View Full Version : ĐẶC THÙ CỦA NGHỀ DỊCH TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ NÀY


DICHTHUATNHANH.VN
17-05-2017, 03:57 PM
Khoa học – kỹ thuật là một trong những ngành ngày càng phát triển không ngừng trên toàn thế giới. Những nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật… luôn là những quốc gia đi đầu về lĩnh vực này. Mỗi năm có hàng ngàn những phát minh, sáng chế trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật ra đời đã góp phần thay đổi cuộc sống và văn minh của thế giới. Để bắt kịp với thế giới thì Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung phải chọn cho mình con đường thông minh nhất là đi tắt đón đầu, ứng dụng những kiến thức được các nước phát triển tìm kiếm, thử nghiệm thành công vào nền khoa học – kỹ thuật quốc gia để có thể rút ngắn con đường đến với nền văn minh của toàn nhân loại. Tuy nhiên, để những văn bản này có thể được sử dụng một cách hợp pháp và đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày, việc chuyển đổi ngôn ngữ sang Tiếng Việt, điều này cần có một lực lượng dịch thuật không chỉ có kiến thức về ngôn ngữ chung mà còn phải có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ đặc thù trong kỹ thuật. Trong bài viết này, tác giả sẽ gửi đến bạn đọc những cảm nhận về nghề Dịch thuật tài liệu kỹ thuật và những khó khăn của nghề này (http://www.dichtailieukythuat.com/).

Chúng ta thường thấy, một bộ tài liệu kỹ thuật sẽ gồm rất nhiều phần và nhiều chương khác nhau, số trang của bộ tài liệu cũng sẽ nhiều hơn so với các loại tài liệu thông thường, việc dịch thuật cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Để dịch được một bộ tài liệu từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt, không chỉ đòi hỏi người dịch thuật phải am hiểu tường tận về ngôn ngữ mà còn cần phải có một tư duy logic, đầu óc biết đánh giá, sắp xếp ngôn ngữ với toàn những ngôn ngữ chuyên ngành đặc thù; làm sao để người đọc khi nghiên cứu bộ tài liệu kỹ thuật phải hiểu đúng nhất nghĩa và sử dụng được những kiến thức của bộ tài liệu vào cuộc sống. Nghề dịch tài liệu kỹ thuật và khó khăn của nghề này mang lại đòi hỏi những chuyên viên dịch thuật phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chắc chắn về kiến thức ngôn ngữ, đó là sự thông thạo từ vựng chuyên ngành đa dạng, để có thể dịch thuật tốt, tôi khuyên bạn phải nên sở hữu cho mình những cuốn từ điển chuyên ngành về lĩnh vực dịch thuật, có như vậy thì mới giúp bạn có được những từ ngữ đúng với chuyên ngành của ngôn từ chuyên ngành. Chỉ riêng Tiếng Anh các bạn đã có thể tìm mua cho mình khá nhiều cuốn từ điển gối đầu giường trong lĩnh vực kỹ thuật như: Từ điển Điện và Điện tử Anh – Việt, Từ điển Khoa học và kỹ thuật Anh – Việt của NXB Khoa học kỹ thuật hay Từ điển về khoa học của tác giả Phan Văn Đáo… đây là một trong số những cuốn từ điển chuyên ngành về kỹ thuật mà những chuyên viên dịch thuật có thể sử dụng như một trợ thủ quan trọng trong việc dịch thuật tài liệu kỹ thuật. để dễ hiểu hơn, vào thời đại hội nhập kinh tế, mỗi quốc gia không ngừng phát triển và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới qua nhiều hình thức như mạng internet, công nghệ thông tin,.., người dịch thuật cũng có sử dụng những phần mềm dịch thuật được cài trên máy tính hay sử dụng internet để tra từ điển trực tiếp, như vậy sẽ tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi phí. Nếu như những văn bản thông thường tiếng nước ngoài khác cần dịch thuật, phần lớn ngôn ngữ sẽ thân thuộc, gần gũi và người đọc có thể hiểu được nội dung, tuy nhiên đối với tài liệu kỹ thuật, điều khó ở đây là làm sao khi dịch ra Tiếng Việt thì ngữ nghĩa phải thoát ra, không gây rối rắm và tối nghĩa cho người đọc. Cách dịch sát nghĩa của từ sẽ có lợi thế là các từ vựng được chuyển trực tiếp, rõ ràng sang Tiếng Việt; nhưng nhược điểm quan trọng nhất chính là việc một số từ xuất hiện dư thừa và gây khó hiểu cho người đọc. Chính vì lẽ này, khi dịch tài liệu kỹ thuật đòi hỏi người dịch thuật phải sử dụng linh hoạt được giữa phương pháp dịch rõ nghĩa từng từ và dịch thoát nghĩa của câu. Dịch rõ nghĩa sẽ làm cho văn bản có tính chính xác cao hơn nhưng việc kết hợp với dịch thoát nghĩa sẽ hỗ trợ trong những câu khó hiểu, phức tạp làm cho người đọc thẩm thấu nội dung nhanh hơn. Vì đặc thù của nghề dịch tài liệu kỹ thuật và những khó khăn của nghề này mà đòi hỏi chuyên viên dịch thuật sau khi đã hoàn tất bản dịch sơ bộ thì phải có sự kiểm tra và chỉnh sửa lại một cách cẩn thận, để đảm bảo bộ văn bản có tính chính xác cao nhất so với bản gốc và từ ngữ sau khi dịch thuật không làm mất đi ý nghĩa ẩn chứa trong ngôn ngữ vốn có của bộ tài liệu. Không chỉ dừng lại ở việc tự kiểm tra, để đánh giá chính xác hơn, người dịch thuật nên có sự tham khảo những đóng góp từ độc giả xung quanh như thầy cô, bạn bè, diễn đàn khoa học… để chắc chắn rằng kết quả cuối cùng là bản hoàn hảo nhất. Và cuối cùng của khâu dịch tài liệu kỹ thuật sẽ là định dạng văn bản chính xác để có thể xuất bản được. Sau khi hoàn thành những việc trên thì nghĩa là bạn đã hoàn thành tốt công việc của mình cũng như truyền tải tốt được nội dung ngôn ngữ dịch thuật phục vụ tốt cho ngành.

Trong suốt thời gian dịch thuật, tôi tin chắc rẳng, chuyên viên dịch thuật phải luôn tập trung cao độ và làm việc một cách nghiêm túc thì mới có thể tạo ra một bộ tài liệu dịch thuật có chất lượng. Với một số chia sẻ của tác giả về đặc thù của nghề dịch tài liệu kỹ thuật và những khó khăn của nghề này ở trên, hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan nhất về nghề này và sự trân trọng những tác phẩm dịch thuật trong lĩnh vực kỹ thuật, sử dụng chúng đúng mục đích và hiệu quả nhất.