PDA

View Full Version : Viêm da ở trẻ sơ sinh và những hậu quả không ngờ


nttl2512
28-06-2015, 08:29 PM
Theo các nghiên cứu cho biết, cấu tạo da của trẻ sơ sinh rất non yếu, các cơ chế bảo vệ da yếu gấp 5 lần so với da người lớn. Vì vậy, nếu quấn tã quá lâu, các enzyme độc hại trong phân, nước tiểu sẽ có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào da trẻ. Hoặc nếu mẹ chọn lọai tã có chất liệu thô ráp, tã cọ xát liên tục vào da, gây trầy xước tổn thương da, “dẫn đường” cho chứng viêm da ở trẻ. Trẻ không thể nói cho mẹ biết mình đang bị khó chịu thế nào khi bị hăm tã nên mẹ phải chú ý quan sát biểu hiện trên làn da mỏng manh hay thái độ hằng ngày của trẻ. Những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Nếu quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ nhạt, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ, đến lúc này viêm da ở trẻ đã đến cấp độ nghiêm trọng nhất.

Chứng viêm da ở trẻ “đáng ghét” này sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc, hay giật mình khi ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ dễ sinh cáu gắt. Thậm chí trong trường hợp kéo dài, sức khỏe của trẻ giảm sút, cân nặng và chiều cao chậm phát triển.. Bé bị hăm tã (http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/246805/be-bi-ham-ta--phong-ngua-dung-cach-va-an-toan.html) đau rát và khó chịu, cảm giác ngon miệng của trẻ sụt giảm, ảnh hưởng đến phát triển thể chất. Cá biệt, một số trẻ còn sụt cân vì biếng ăn trong giai đoạn bị hăm tã.
http://channel.vcmedia.vn/k:prupload/164/2014/07/img20140714130551481/viem-da-o-tre-so-sinh-me-da-biet-chua.jpgCác mẹ nên tìm hiểu cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh (http://phunutoday.vn/lam-me/cach-chua-ham-ta-cho-tre-so-sinh-nhan-tenh-me-nen-ap-dung-73469.html)