PDA

View Full Version : [Hướng dẫn]Làm gì khi mèo bị ngưng thở, tim ngừng đập


qpham
13-06-2012, 01:41 PM
Không có gì là không thể xảy ra, nếu chẳng may mèo nhà bạn do bị tai nạn, và trường hợp xấu nhất là dẫn đến ngừng thở, tim ngừng đập thì bạn sẽ làm gì? Đừng nghĩ rằng mèo đã chết rồi không thể làm gì nữa, hãy ngay lập tức cố gắng bình tĩnh làm mọi cách bạn có thể đem lại cơ hội sống cho mèo nhà bạn, để sau này bạn không phải hối hận. Từ ngưng thở, tim ngừng đập dẫn đến chết thật sự là một khoảng thời gian rất rất ngắn ngủi. Lúc cấp bách này thì chính bạn, chính bạn là người có khả năng đem lại sự sống cho mèo chứ không ai khác. Và đến khi sự hô hấp tuần hoàn của mèo có thể được hồi phục, thì bạn phải đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Mình dịch bài viết này từ quyển “Cat owner’s home veterinary handbook” – một quyển sách mà cá nhân mình cảm thấy rất hữu ích cho những bạn yêu mèo. Mong là các bạn bỏ thời gian đọc và ghi nhớ những điều trong bài viết bên dưới để khi có chuyện xảy ra thì có thể giúp được người bạn mèo thân thiết của mình…

Mình không giỏi tiếng Anh lắm nên đọc để hiểu hơi lâu :”) Các bạn có thể download sách về đọc thêm (giống quảng cáo sách quá ^^)

HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ XOA BÓP TIM

Hô hấp nhân tạo là biện pháp cấp cứu nhằm mục đích trao đổi khí khi mèo bị bất tỉnh và ngưng thở. Còn xoa bóp tim thì được thực hiện khi không cảm nhận được nhịp tim đập. Hồi sức tim phổi (CPR) là sự kết hợp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim. Khi mèo ngưng thở thì đồng thời tim nó có thể cũng sẽ ngừng đập hoặc là không. Bởi vậy sự hiểu biết về 2 bước trong hồi sức tim phổi là rất quan trọng. CPR có thể được thực hiện bởi 1 người, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu có 2 người cùng thực hiện. Một người hô hấp nhân tạo, và người còn lại xoa bóp tim.

Tùy theo những tình trạng được nêu bên dưới mà đòi hỏi ta phải thực hiện hô hấp nhân tạo hay CPR:
- Hôn mê
- Điện giật
- Tổn thương vùng đầu
- Rối loạn trao đổi chất
- Tắc nghẽn đường thở
- Trúng độc
- Mất máu nhiều
- Sốc
- Chết đột ngột
- Các trường hợp chấn thương

Trước khi tiến hành sơ cấp cứu, phải xác định rõ tình trạng của mèo để thực hiện đúng phương pháp. Nếu như mèo có thể tỉnh lại và kháng cự, tức là lúc này việc cấp cứu không còn cần thiết nữa.

Vậy khi nào cần hô hấp nhân tạo, khi nào cần CPR?

Để biết điều đó phải trả lời các câu hỏi sau:
Mèo có còn thở không? Bạn hãy quan sát sự di chuyển lên xuống của lồng ngực. Tì má sát vào mèo để cảm nhận hơi thở.
- Nếu mèo còn thở thì hãy kéo lưỡi mèo ra ngoài và làm sạch đường thở. Có thể làm sạch đường thở bằng cách nhẹ nhàng mở miệng mèo ra, và dùng ngón tay lấy hết những thứ bám dính trong miệng; hoặc làm cho mèo ói.
- Nếu mèo không còn thở, hãy kiểm tra mạch đập.

Mạch có còn đập không? Sờ vào động mạch đùi ở ngay háng. Hoặc là sờ kỹ vùng ngực để tìm nhịp đập của tim. Sờ cả bên dưới và xung quanh ngực, đồng thời ấn nhẹ để cảm nhận nhịp đập của tim.
- Nếu mạch còn đập thì bắt đầu thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Nếu mạch không còn đập thì tiến hành CPR.

HÔ HẤP NHÂN TẠO

1. Đặt mèo nằm trên mặt phẳng, quay người về bên phải
2. Mở miệng mèo ra, dùng vải lau sạch những chất tiết trong miệng. Kiểm tra xem có vật lạ không. Có vật lạ thì phải lấy nó ra ngay nếu có thể. Trường hợp không thể lấy nó ra được thì phải thực hiện Heimlich Maneuver (http://yeudongvat.org/diendan/showthread.php?t=1236&p=9151#post9151)
3. Kéo lưỡi ra phía trước và khép miệng mèo lại. Đặt miệng bạn lên trên mũi của mèo, lưu ý là MŨI chứ không phải miệng. Thổi hơi từ từ vào mũi mèo, lồng ngực nó sẽ nở phồng ra. Nhớ là phải thổi một cách nhẹ nhàng, chứ đừng làm như bơm một quả bong bóng.
4. Ngưng lại một chút để khí thoát ra qua miệng mèo.
5. Nếu ngực không di chuyển lên xuống thì hãy thổi hơi mạnh hơn; hoặc nếu cần thiết, phải dùng tay đóng kín miệng mèo lại.
6. Cứ 4-5 giây thổi một lần (trung bình khoảng 12-15 lần/phút)
7. Tiếp tục thực hiện cho đến khi mèo có thể tự thở được, hoặc là cho đến khi mà tim vẫn còn đập.

HỒI SỨC TIM PHỔI (CPR)

CPR là sự kết hợp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim. Trường hợp mèo cần được xoa bóp tim, thì có nghĩa là cũng cần phải hô hấp nhân tạo. Mặt khác, nếu như mèo kháng cự khi bạn thực hiện CPR, thì chắc chắn là nó không cần CPR.
1. Tiếp tục thổi hơi từ miệng qua mũi mèo
2. Chuẩn bị xoa bóp. Đặt tay của bạn vào hai bên xương ức và ngực, chỗ phía sau góc khuỷu tay. Ấn ngực mạnh 6 lần, thổi hơi một lần. Tiếp tục lặp lại như thế. Xoa bóp với tốc độ ấn 80-120 cái/phút.
3. Nếu có thể, không ngừng việc xoa bóp tim trong khi thổi hơi.
4. Cứ 2 phút thì ngừng lại 10-15 giây để kiểm tra mạch đập và hơi thở.
5. Tiếp tục làm cho đến khi tim có thể đập và mèo tự thở trở lại, hoặc đến khi không thấy được nhịp đập của tim sau 30 phút.

Sansan dịch từ Cat owner’s home veterinary handbook.

tung
13-06-2012, 01:41 PM
Cái này khá là giống ở người hén (ngoại trừ việc thổi vào mũi chứ không phải miệng)
Thủ thuật Heimlich : nếu theo như ở người thì là thủ thuật để tống dị vật ra khỏi đường thở
Ở người thì có 2 cách : 1 thì giống như vỗ lưng , 1 cách nữa là bạn dùng tay ấn mạnh dứt khoát khoảng 6-10 lần vào phần bụng sát xương sườn (kiểu này giống làm ho nhân tạo í ) . CẢ 2 cách thì phải nhớ là phải mạnh và dứt khoát mí có hiệu quả nhen nhưng mừ ở mèo thì chắc phải gia giảm cho phù hợp mí được chứ mình làm mạnh quá cấp cứu xong nhỏ bị đa chấn thương lun

truong3an
13-06-2012, 01:41 PM
e tưởng mèo ko thở nữa là toi rùi chứ? :confused:

thaogii
13-06-2012, 01:41 PM
thì cũng giống như con người đó em, có trường hợp té sông ngưng thở, làm hô hấp nhân tạo ngay thì vẫn có khả năng cứu sống được

sonkimhn
13-06-2012, 01:41 PM
uppppppppppppppppppp