PDA

View Full Version : Căn bệnh sùi mào gà ở Nam giới


tubowebitq
09-01-2015, 09:20 AM
Biểu hiện của bệnh là trên cơ quan sinh dục (CQSD) xuất hiện những sùi nhỏ, mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng từ 1-2 mm. Tổn thương cũng có thể là những đĩa bẹt hình tròn nhỏ, bề mặt ráp, màu hồng.

Sùi mào gà thường không gây đau đớn. Trường hợp sùi phát triển quá lớn có thể gây cảm giác vướng víu. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi mang nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.

Bệnh sùi mào gà biểu hiện ở nam và nữ hầu như không khác nhau. Tuy nhiên, ở nam giới, bệnh ít biểu hiện rõ rệt hơn là nữ. Sùi mào gà cũng không phân biệt độ tuổi nào khi bị lây nhiễm virut vào cơ thể mình.

Vậy nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là gì? Bệnh có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài với bệnh nhân không ạ?

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là quan hệ tình dục (QHTD) với người mắc bệnh hoặc đang có mầm bệnh.

Bệnh do Human papilloma virus (HPV) gây nên. Khi loại virut này ký sinh trên cơ thể người, gặp môi trường thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Trong thời gian bị bệnh 3 tháng đầu là thời gian lây nhiễm mạnh nhất, do đó QHTD không lành mạnh ở thời kỳ này sẽ có nguy cơ cao truyền bệnh cho người khác.

Đặc biệt sùi mào gà cũng không loại trừ những người có QHTD lành mạnh. Ngoài ra, dù rất hiếm gặp, nhưng virus sùi mào gà có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc khi đi vệ sinh không rửa tay, qua bồn cầu, tay nắm cửa… Trên lý thuyết, đây là những trường hợp tiếp xúc với mầm bệnh khi da, niêm mạc bị xây xước.

Đối với phụ nữ mang thai, khi mắc bệnh sùi mào gà thì nên lưu ý những gì, thưa BS?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể lây sang cho con trong quá trình sinh con và nguy cơ chảy máu khó cầm gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người mẹ cần được điều trị tích cực trước khi sinh.Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

Hầu hết các trường hợp thai phụ bị sùi mào gà phải mổ đẻ để tránh việc bệnh lây sang con.

Cách điều trị hiệu quả nhất đối với căn bệnh này là gì ạ? Bệnh có tự khỏi được không ạ?

Hiện chưa có loại thuốc đặc trị HPV, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ tổn thương sùi mào gà bằng phương pháp đốt Laser. Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ triệt để các u sùi trên da, khó tái phát. Tuy nhiên, bề mặt đốt sùi phục hồi chậm, dễ bị viêm nhiễm. Nên phương pháp này phù hợp với người bệnh có sùi to, độc lập.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tự khỏi được khi cơ thể có sức đề kháng tốt và bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn thoái trào rồi các nốt sùi sẽ tự rụng đi. Nhưng trường hợp này sẽ mất nhiều thời gian và gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, cách tốt nhất là điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Bệnh nhân nên đến các cơ sở ý tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị tại nhà nếu bệnh còn chưa quá nặng, không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị tr&cute;ng tiếc.