ngphk
13-06-2012, 09:25 AM
Mấy chục năm nay, làm được bao nhiêu tiền, chị đều dốc hết vào việc... nuôi mèo.
Chị coi chúng như những đứa con của mình. Những khi mèo ốm đau, chị thức đêm, thức hôm chạy chữa. Mỗi lần có "đứa" rời bỏ chị về thế giới bên kia, lòng chị lại thấy đau đớn. Người phụ nữ ấy là chị Tạ Thị Thảo Trang, ngụ tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
*Xây nhà cho mèo
Nhiều người ở Củ Chi và cả thành phố Hồ Chí Minh không còn lạ lẫm với hình ảnh một người phụ nữ thường tất tả đi gom những ổ mèo con chưa mở mắt ở các thùng rác hay những chú mèo ốm bị vứt ra đường, đem về nuôi. Chị bảo: "Nhìn “các con” như thế, mình chẳng đành lòng! Chỉ sợ cứu không kịp".
http://i477.photobucket.com/albums/rr140/anhdao1004/yeudongvat/conmeo1.jpg
Toàn bộ số mèo trong nhà đều được chị Trang (bìa trái) đặt tên. Tên của mỗi con được đặt kèm theo sự kiện hoặc hoàn cảnh khi mang về.
Người phụ nữ ấy đã làm cái việc "không giống ai" đó đã hơn 30 năm nay. Chị kể, ngay từ nhỏ, chị đã rất yêu mèo. Chị càng thấu hiểu tình cảm giữa con người với loài vật ấy hơn khi lên 3 tuổi. Khi đó, chú mèo yêu quý của gia đình không may bị chết, hình ảnh bà ngoại khóc thương đã in đậm trong tâm trí chị đến tận bây giờ.
Chừng 10 tuổi, cô bé ấy cùng em gái của mình đã bắt đầu đi lượm lặt những chú mèo bị bỏ rơi về chăm sóc. Trong nhà lúc nào cũng có ít nhất là 5 -7 con mèo. Còn bây giờ, số mèo chị đang nuôi lên tới 230 con. Chị nhẩm tính, từ trước đến nay, chị đã nuôi và cưu mang tất thảy chừng 3.000 con mèo.
Chị Trang tâm sự, ban đầu chị còn sống chung với bố mẹ ở trong thành phố thì việc nuôi mèo hạn chế. Nhà chật, mèo nằm khắp nơi, người cũng chẳng có chỗ mà nằm. Chị vẫn ước mơ có một mảnh đất thật rộng để "các con" của mình có điều kiện ở tốt hơn. Rồi chị vay mượn mua được một mảnh đất ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - một nơi không có điện, không có nước sạch, cách trung tâm Sài Gòn chừng 50 km.
Chị chuyển toàn bộ mấy chục chú mèo xuống Long Thành. Tuy nhiên, mùa mưa, nơi ấy nước ngập trắng xóa. Căn nhà nhỏ của chị biến thành một ốc đảo! Những lần nước ngập nhà, chỉ có mèo lớn bơi được, những mèo nhỏ hoặc yếu không biết bơi gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều con trong số đó chết vì sặc nước. Lòng chị quặn thắt! Một lần nữa, chị quyết tâm tìm mảnh đất khác cho mèo sống.
Chị lại vay mượn thêm tiền ngân hàng để mua một mảnh đất hiện nay ở Củ Chi. "Ban đầu, mình chỉ định mua đất và xây nhà cho “các con” ở. Còn mình thì chỉ cần cái phòng vài mét là đủ. Nhưng bạn bè động viên và cho mình vay thêm tiền để xây căn nhà này", chị kể.
"Đại gia " dở hơi
Đàn mèo ngày càng phát triển nhanh về số lượng, chị gắng sức chăm bẵm cho chúng. Công việc làm thiết kế đồ họa của chị thu nhập chỉ trên 3 triệu đồng/tháng, nhưng tiền thức ăn cho mèo cộng với tiền thuốc men đơn giản đã lên đến 6 triệu đồng/tháng. Để "các con" không bị đói, chị phải đi xin đồ ăn thừa ở một số quán ăn.
Ngoài ra, chị phải làm thêm nhiều việc như dạy tiếng Pháp, vẽ tranh… Thi thoảng, bạn bè cũng giúp chị được một vài bao thức ăn cho mèo. Tuy nhiên, phần giúp đỡ đó vẫn rất bé nhỏ so với gánh nặng mà chị đang phải lo. Đầu năm 2009, chị Trang đăng tìm người giúp việc để cùng chăm sóc đàn mèo. Một số người ngỏ ý muốn làm giúp việc cho chị nhưng hét lương với giá trên trời. Chị Trang bảo: "Có lẽ họ tưởng tôi là một đại gia dở hơi, lắm tiền và thích tiêu khiển bằng cách nuôi mèo". Sau đó, có nhiều người đến gặp chị ngỏ ý xin được chia sẻ bằng cách mang mèo về nuôi. Nhưng chủ yếu chỉ xin mèo to hoặc mèo đen. Chị Trang bức xúc nói: "Những người như thế chỉ xin mèo về để ăn thịt hoặc nấu cao.
Những người yêu mèo, muốn nuôi thực sự sẽ chỉ thích xin mèo nhỏ để chăm sóc!". Theo chị Trang, bằng nhạy cảm của bản thân chị và của cả đàn mèo, "mấy mẹ con" dễ dàng nhận ra những người "không có duyên" với động vật. Chỉ cần những người ấy bước vào nhà, đàn mèo sẽ chạy tán loạn. Có khi, sau những chuyến viếng thăm ấy, vài ngày sau đàn mèo vẫn lồng lộn, bất an.
Từ việc đăng tải tên và số điện thoại, chị Trang còn gặp một bất ngờ khác: Nhiều người không cần hỏi ý kiến chị xem có nhận nuôi hay không, mang cả đàn mèo đến thả vào sân rồi đi mất.
Khi nhà toàn "thái giám"
Toàn bộ số mèo trong nhà đều được chị Trang đặt tên. Tên của mỗi con được đặt kèm theo sự kiện hoặc hoàn cảnh khi mang về.
http://i477.photobucket.com/albums/rr140/anhdao1004/yeudongvat/conmeo2.jpg
Điều đặc biệt là trong mấy chục năm nuôi mèo, hàng ngàn con mèo đã đến ở cùng chị Trang nhưng chưa từng có một con mèo nào bỏ đi khỏi nhà. Mỗi lần chị đi làm về, cả đàn mèo chạy ra. Có con ôm chặt lấy chân, có con nhảy lên vai, quàng hai chân trước ôm cổ chị… Theo chị, chúng đều là những “đứa” đã ít nhất một lần bị bỏ rơi nên chúng rất sợ lại bị bỏ rơi thêm một lần nữa.
Nói về những con mèo ốm, chị Trang bỗng bần thần: "Nhìn ánh mắt của “các con” tội lắm. Có những ánh mắt theo mình cả cuộc đời! Có “đứa” như biết ơn mình, có “đứa” như van lơn… Có lần 2 “con” bị bỏ ở giữa chợ, chúng nằm thoi thóp chờ chết. Mình ra đến nơi, “các con” đuối lắm rồi. Thế nhưng, mình vẫn mang về nhà. Được ôm ấp, vuốt ve và đút sữa thế là chúng khóc nấc lên rồi “đi”. Những hình ảnh ấy chẳng bao giờ mình quên được. Chính những ánh mắt ấy là động cơ thúc đẩy để mình tiếp tục chăm những “đứa” khác".
Đàn mèo tăng trưởng nhanh vượt ra khỏi mọi dự kiến của chị Trang. Mèo càng nhiều, gánh nặng về kinh tế và thời gian càng đè nặng trên đôi vai người phụ nữ vốn có một phần khiếm khuyết trên cơ thể. Nhiều đêm, chị vắt trán suy nghĩ tìm hướng đi nhưng cuối cùng vẫn không có cách nào khác.
Thấy tình cảnh của chị Trang, một số bác sỹ thú y của diễn đàn Vietpet (những người yêu động vật) đã có sáng kiến triệt sản toàn bộ số mèo đực hiện có trong nhà chị Trang. Chuyện sinh sôi nảy nở tự nhiên của đàn mèo đã không còn là nỗi lo của chị. Thế nhưng, sau khi đám "đàn ông" trong nhà trở thành "thái giám" lại trở thành ác mộng đối với các chị mèo cái đến kỳ động dục.
Hàng đêm, nghe tiếng chúng kêu gào, chị Trang lại càng đau lòng hơn. Giờ ước mơ của chị Trang lại theo một hướng khác. Đó là mong đừng có thêm ai đối xử tàn tệ với vật nuôi nói chung và với mèo nói riêng. Chị cũng mong sao mỗi con mèo có riêng một người chủ thực sự yêu thương. Chỉ có như thế, mỗi con mèo mới có được cuộc sống thực sự mà chúng cần có và đáng có.
Bác sỹ Hoàng Ngọc Báu - Đại diện cho Hội những người yêu mèo cho biết, sau khi thực tế tại nhà chị Trang, Hội đang có nhiều dự kiến về đàn mèo này. Theo bác sỹ Báu, đàn mèo chỉ có 60% là mèo khỏe. Hội đang tìm kiếm những người yêu mèo thực sự để chuyển tới họ. Trong trường hợp phải chuyển mèo ra Bắc thì cần phải có kinh phí. Dự tính, kinh phí chuyển mỗi con từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đối với số mèo quá già yếu và bệnh nặng có thể sẽ dùng biện pháp nhân đạo là tiêm thuốc trợ tử để chúng ra đi một cách nhẹ nhàng nhất. Bác sỹ Hoàng Ngọc Báu cho biết, trong trường hợp không thể giải quyết đàn mèo giúp chị Trang thì Hội sẽ thông báo đến Hội động vật thế giới nhờ giúp đỡ.
Hoàng Phương
nguồn: Mẹ của 3.000 con m (http://giadinh.net.vn/20110127044119183p1146c1151/me-cua-3000-con-meo-bi-bo-roi.htm)
ps: Em cũng ở Củ Chi mà sao em hok biết cô này vậy trời? :((
Chị coi chúng như những đứa con của mình. Những khi mèo ốm đau, chị thức đêm, thức hôm chạy chữa. Mỗi lần có "đứa" rời bỏ chị về thế giới bên kia, lòng chị lại thấy đau đớn. Người phụ nữ ấy là chị Tạ Thị Thảo Trang, ngụ tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
*Xây nhà cho mèo
Nhiều người ở Củ Chi và cả thành phố Hồ Chí Minh không còn lạ lẫm với hình ảnh một người phụ nữ thường tất tả đi gom những ổ mèo con chưa mở mắt ở các thùng rác hay những chú mèo ốm bị vứt ra đường, đem về nuôi. Chị bảo: "Nhìn “các con” như thế, mình chẳng đành lòng! Chỉ sợ cứu không kịp".
http://i477.photobucket.com/albums/rr140/anhdao1004/yeudongvat/conmeo1.jpg
Toàn bộ số mèo trong nhà đều được chị Trang (bìa trái) đặt tên. Tên của mỗi con được đặt kèm theo sự kiện hoặc hoàn cảnh khi mang về.
Người phụ nữ ấy đã làm cái việc "không giống ai" đó đã hơn 30 năm nay. Chị kể, ngay từ nhỏ, chị đã rất yêu mèo. Chị càng thấu hiểu tình cảm giữa con người với loài vật ấy hơn khi lên 3 tuổi. Khi đó, chú mèo yêu quý của gia đình không may bị chết, hình ảnh bà ngoại khóc thương đã in đậm trong tâm trí chị đến tận bây giờ.
Chừng 10 tuổi, cô bé ấy cùng em gái của mình đã bắt đầu đi lượm lặt những chú mèo bị bỏ rơi về chăm sóc. Trong nhà lúc nào cũng có ít nhất là 5 -7 con mèo. Còn bây giờ, số mèo chị đang nuôi lên tới 230 con. Chị nhẩm tính, từ trước đến nay, chị đã nuôi và cưu mang tất thảy chừng 3.000 con mèo.
Chị Trang tâm sự, ban đầu chị còn sống chung với bố mẹ ở trong thành phố thì việc nuôi mèo hạn chế. Nhà chật, mèo nằm khắp nơi, người cũng chẳng có chỗ mà nằm. Chị vẫn ước mơ có một mảnh đất thật rộng để "các con" của mình có điều kiện ở tốt hơn. Rồi chị vay mượn mua được một mảnh đất ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - một nơi không có điện, không có nước sạch, cách trung tâm Sài Gòn chừng 50 km.
Chị chuyển toàn bộ mấy chục chú mèo xuống Long Thành. Tuy nhiên, mùa mưa, nơi ấy nước ngập trắng xóa. Căn nhà nhỏ của chị biến thành một ốc đảo! Những lần nước ngập nhà, chỉ có mèo lớn bơi được, những mèo nhỏ hoặc yếu không biết bơi gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều con trong số đó chết vì sặc nước. Lòng chị quặn thắt! Một lần nữa, chị quyết tâm tìm mảnh đất khác cho mèo sống.
Chị lại vay mượn thêm tiền ngân hàng để mua một mảnh đất hiện nay ở Củ Chi. "Ban đầu, mình chỉ định mua đất và xây nhà cho “các con” ở. Còn mình thì chỉ cần cái phòng vài mét là đủ. Nhưng bạn bè động viên và cho mình vay thêm tiền để xây căn nhà này", chị kể.
"Đại gia " dở hơi
Đàn mèo ngày càng phát triển nhanh về số lượng, chị gắng sức chăm bẵm cho chúng. Công việc làm thiết kế đồ họa của chị thu nhập chỉ trên 3 triệu đồng/tháng, nhưng tiền thức ăn cho mèo cộng với tiền thuốc men đơn giản đã lên đến 6 triệu đồng/tháng. Để "các con" không bị đói, chị phải đi xin đồ ăn thừa ở một số quán ăn.
Ngoài ra, chị phải làm thêm nhiều việc như dạy tiếng Pháp, vẽ tranh… Thi thoảng, bạn bè cũng giúp chị được một vài bao thức ăn cho mèo. Tuy nhiên, phần giúp đỡ đó vẫn rất bé nhỏ so với gánh nặng mà chị đang phải lo. Đầu năm 2009, chị Trang đăng tìm người giúp việc để cùng chăm sóc đàn mèo. Một số người ngỏ ý muốn làm giúp việc cho chị nhưng hét lương với giá trên trời. Chị Trang bảo: "Có lẽ họ tưởng tôi là một đại gia dở hơi, lắm tiền và thích tiêu khiển bằng cách nuôi mèo". Sau đó, có nhiều người đến gặp chị ngỏ ý xin được chia sẻ bằng cách mang mèo về nuôi. Nhưng chủ yếu chỉ xin mèo to hoặc mèo đen. Chị Trang bức xúc nói: "Những người như thế chỉ xin mèo về để ăn thịt hoặc nấu cao.
Những người yêu mèo, muốn nuôi thực sự sẽ chỉ thích xin mèo nhỏ để chăm sóc!". Theo chị Trang, bằng nhạy cảm của bản thân chị và của cả đàn mèo, "mấy mẹ con" dễ dàng nhận ra những người "không có duyên" với động vật. Chỉ cần những người ấy bước vào nhà, đàn mèo sẽ chạy tán loạn. Có khi, sau những chuyến viếng thăm ấy, vài ngày sau đàn mèo vẫn lồng lộn, bất an.
Từ việc đăng tải tên và số điện thoại, chị Trang còn gặp một bất ngờ khác: Nhiều người không cần hỏi ý kiến chị xem có nhận nuôi hay không, mang cả đàn mèo đến thả vào sân rồi đi mất.
Khi nhà toàn "thái giám"
Toàn bộ số mèo trong nhà đều được chị Trang đặt tên. Tên của mỗi con được đặt kèm theo sự kiện hoặc hoàn cảnh khi mang về.
http://i477.photobucket.com/albums/rr140/anhdao1004/yeudongvat/conmeo2.jpg
Điều đặc biệt là trong mấy chục năm nuôi mèo, hàng ngàn con mèo đã đến ở cùng chị Trang nhưng chưa từng có một con mèo nào bỏ đi khỏi nhà. Mỗi lần chị đi làm về, cả đàn mèo chạy ra. Có con ôm chặt lấy chân, có con nhảy lên vai, quàng hai chân trước ôm cổ chị… Theo chị, chúng đều là những “đứa” đã ít nhất một lần bị bỏ rơi nên chúng rất sợ lại bị bỏ rơi thêm một lần nữa.
Nói về những con mèo ốm, chị Trang bỗng bần thần: "Nhìn ánh mắt của “các con” tội lắm. Có những ánh mắt theo mình cả cuộc đời! Có “đứa” như biết ơn mình, có “đứa” như van lơn… Có lần 2 “con” bị bỏ ở giữa chợ, chúng nằm thoi thóp chờ chết. Mình ra đến nơi, “các con” đuối lắm rồi. Thế nhưng, mình vẫn mang về nhà. Được ôm ấp, vuốt ve và đút sữa thế là chúng khóc nấc lên rồi “đi”. Những hình ảnh ấy chẳng bao giờ mình quên được. Chính những ánh mắt ấy là động cơ thúc đẩy để mình tiếp tục chăm những “đứa” khác".
Đàn mèo tăng trưởng nhanh vượt ra khỏi mọi dự kiến của chị Trang. Mèo càng nhiều, gánh nặng về kinh tế và thời gian càng đè nặng trên đôi vai người phụ nữ vốn có một phần khiếm khuyết trên cơ thể. Nhiều đêm, chị vắt trán suy nghĩ tìm hướng đi nhưng cuối cùng vẫn không có cách nào khác.
Thấy tình cảnh của chị Trang, một số bác sỹ thú y của diễn đàn Vietpet (những người yêu động vật) đã có sáng kiến triệt sản toàn bộ số mèo đực hiện có trong nhà chị Trang. Chuyện sinh sôi nảy nở tự nhiên của đàn mèo đã không còn là nỗi lo của chị. Thế nhưng, sau khi đám "đàn ông" trong nhà trở thành "thái giám" lại trở thành ác mộng đối với các chị mèo cái đến kỳ động dục.
Hàng đêm, nghe tiếng chúng kêu gào, chị Trang lại càng đau lòng hơn. Giờ ước mơ của chị Trang lại theo một hướng khác. Đó là mong đừng có thêm ai đối xử tàn tệ với vật nuôi nói chung và với mèo nói riêng. Chị cũng mong sao mỗi con mèo có riêng một người chủ thực sự yêu thương. Chỉ có như thế, mỗi con mèo mới có được cuộc sống thực sự mà chúng cần có và đáng có.
Bác sỹ Hoàng Ngọc Báu - Đại diện cho Hội những người yêu mèo cho biết, sau khi thực tế tại nhà chị Trang, Hội đang có nhiều dự kiến về đàn mèo này. Theo bác sỹ Báu, đàn mèo chỉ có 60% là mèo khỏe. Hội đang tìm kiếm những người yêu mèo thực sự để chuyển tới họ. Trong trường hợp phải chuyển mèo ra Bắc thì cần phải có kinh phí. Dự tính, kinh phí chuyển mỗi con từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đối với số mèo quá già yếu và bệnh nặng có thể sẽ dùng biện pháp nhân đạo là tiêm thuốc trợ tử để chúng ra đi một cách nhẹ nhàng nhất. Bác sỹ Hoàng Ngọc Báu cho biết, trong trường hợp không thể giải quyết đàn mèo giúp chị Trang thì Hội sẽ thông báo đến Hội động vật thế giới nhờ giúp đỡ.
Hoàng Phương
nguồn: Mẹ của 3.000 con m (http://giadinh.net.vn/20110127044119183p1146c1151/me-cua-3000-con-meo-bi-bo-roi.htm)
ps: Em cũng ở Củ Chi mà sao em hok biết cô này vậy trời? :((