namlun89
18-04-2014, 11:08 AM
(Dân trí) - Sởi không chỉ hoành hành ở các bệnh viện nhi với nhiều ca diễn biến nặng, 112 ca tử vong do sởi và liên quan đến sởi, mà nay đã bắt đầu “tấn công” người lớn, nhiều trường hợp biến chứng nặng phải nhập viện.
Trước diễn biến thực tế các ca biến chứng viêm phổi do sởi tại các bệnh viện diễn biến nặng, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp và điều chỉnh phác đồ điều trị sởi. Các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo phòng lây lan sởi trong cộng đồng. PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này.
http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2014/04/TS-Kinh-bdc00.jpg
PGS.TS Nguyễn Văn Kính trong vòng vây của báo giới sau cuộc họp nóng diễn ra tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, nhiều bác sĩ đánh giá, bệnh sởi năm nay diễn biến bất thường, nhiều ca nặng chưa từng xảy ra 40 năm qua. Số ca tử vong do sởi cũng tập trung chủ yếu tại bệnh viện Nhi Trung ương (105 ca) - là tuyến cao nhất trong cả nước. Vậy diễn biến này có bất thường?Phác đồ điều trị cũ có theo kịp với diễn biến của bệnh?
Tại Việt Nam hiện nay đang lặp lại chu kỳ sởi của năm 2009-2010. Số mắc đã vượt con số 8,5 nghìn và số tử vong cũng cao hơn vụ dịch trước. Theo tôi, nhiều ca tử vong sởi tập trung tại BV Nhi Trung ương là do gần như tất cả các bệnh nhân nặng của hầu hết các tỉnh miền Bắc tập trung về bệnh viện này, dẫn đến tỷ lệ tử vong tại đây cao.
Sởi là bệnh suy giảm miễn dịch cấp tính, người bệnh dễ bị lây nhiễm, bội nhiễm vi sinh, đặc biệt môi trường bệnh viện với nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc gây viêm phổi nặng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, trẻ dễ bị đồng nhiễm vi rút khác. Cùng một lúc bị 2 - 3 vi rút tấn công một cơ thể bệnh đã suy sụp thì nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là với những cháu nhỏ dưới 9 tháng tuổi miễn dịch kém, trẻ có nền bệnh tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng…
Chủng vi rút gây sởi nước ta vẫn là chủng cũ và Bộ Y tế cũng nhiều lần xem xét phác đồ điều trị bệnh sởi. Gần đây nhất, năm 2009 khi xảy ra bệnh sởi ở người lớn, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị sởi. Tuy nhiên bệnh sởi năm nay với đối tượng mắc gồm nhiều trẻ dưới 9 tháng, chưa đến tuổi tiêm chủng, không được truyền miễn dịch từ mẹ (hoặc miễn dịch yếu), trong khi sởi là bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch cấp tính (cơ thể đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, vi sinh vật khác rất kém ngay sau khi mắc sởi). Vì thế, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế họp đã thống nhất: Ngoài các phác đồ chung đã được Bộ Y tế ban hành vào năm 2009, sẽ bổ sung thêm dùng gamma globulin trong điều trị sởi, nhằm tăng miễn dịch để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kết hợp phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng về hô hấp, viêm não để điều trị kịp thời, hạn chế mức thấp nhất tử vong.
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc sởi, thưa ông? Được biết tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân sởi người lớn, diễn biến bệnh của nhóm đối tượng này có khác biệt so với sởi ở trẻ em không, thưa ông?
Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm sởi, chưa mắc sởi) đều có thể bị sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi). Vì vậy, trẻ em từ 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi đều có thể mắc bệnh sởi. Ngoài ra, người lớn chưa được tiêm chủng, không có miễn dịch nên khi có dịch sởi họ cũng dễ mắc.
http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2014/04/soinguoilon-af279.jpg
Bệnh nhân sởi người lớn điều trị tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai). Ảnh: BS Đ.D.C
Gần đây, bên cạnh nhóm bệnh nhi mắc sởi, số lượng người lớn phải nhập viện điều trị vì biến chứng sởi cũng tăng lên. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có khoảng 300 ca bệnh nhân sởi người lớn nhập viện. Tại BV Bạch Mai cũng có khoảng 70 ca sởi người lớn.
Sởi người lớn diễn biến bệnh bình thường, chỉ biến chứng khác trẻ em. Nếu ở trẻ, biến chứng nguy hiểm nhất là bội nhiễm đường hô hấp, suy hô hấp nặng, trẻ chết chủ yếu do suy hô hấp, thì ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong. Nhưng may mắn, đến nay dù nhiều ca biến chứng sởi nặng ở người lớn phải nhập viện nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Ông có khuyến cáo gì trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc sởi cũng như việc kịp thời phát hiện biến chứng, hạn chế số ca tử vong do sởi?
Sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, lây truyền rất nhanh. Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Quan trọng nhất, đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
Hiện nay có thực trạng vì mọi người quá lo lắng với bệnh sởi, dù bệnh nhẹ cũng mang đến tuyến trung ương gây quá tải trầm trọng và thêm nguy cơ lây chéo bệnh. Để phòng chống lây sởi thời điểm này, biện pháp quan trọng nhất là tản bệnh nhân, giảm bớt độ tập trung đông người ở một nơi. Những cháu bị nhẹ chỉ nên khám ở tuyến dưới, phòng khám sẽ hiệu quả hơn do đỡ lây chéo. Nhiều ca nhẹ nhưng tập trung một nơi sẽ làm bội nhiễm vi khuẩn, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Hải (ghi) : Dantri.com.vn
Trước diễn biến thực tế các ca biến chứng viêm phổi do sởi tại các bệnh viện diễn biến nặng, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp và điều chỉnh phác đồ điều trị sởi. Các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo phòng lây lan sởi trong cộng đồng. PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này.
http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2014/04/TS-Kinh-bdc00.jpg
PGS.TS Nguyễn Văn Kính trong vòng vây của báo giới sau cuộc họp nóng diễn ra tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, nhiều bác sĩ đánh giá, bệnh sởi năm nay diễn biến bất thường, nhiều ca nặng chưa từng xảy ra 40 năm qua. Số ca tử vong do sởi cũng tập trung chủ yếu tại bệnh viện Nhi Trung ương (105 ca) - là tuyến cao nhất trong cả nước. Vậy diễn biến này có bất thường?Phác đồ điều trị cũ có theo kịp với diễn biến của bệnh?
Tại Việt Nam hiện nay đang lặp lại chu kỳ sởi của năm 2009-2010. Số mắc đã vượt con số 8,5 nghìn và số tử vong cũng cao hơn vụ dịch trước. Theo tôi, nhiều ca tử vong sởi tập trung tại BV Nhi Trung ương là do gần như tất cả các bệnh nhân nặng của hầu hết các tỉnh miền Bắc tập trung về bệnh viện này, dẫn đến tỷ lệ tử vong tại đây cao.
Sởi là bệnh suy giảm miễn dịch cấp tính, người bệnh dễ bị lây nhiễm, bội nhiễm vi sinh, đặc biệt môi trường bệnh viện với nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc gây viêm phổi nặng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, trẻ dễ bị đồng nhiễm vi rút khác. Cùng một lúc bị 2 - 3 vi rút tấn công một cơ thể bệnh đã suy sụp thì nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là với những cháu nhỏ dưới 9 tháng tuổi miễn dịch kém, trẻ có nền bệnh tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng…
Chủng vi rút gây sởi nước ta vẫn là chủng cũ và Bộ Y tế cũng nhiều lần xem xét phác đồ điều trị bệnh sởi. Gần đây nhất, năm 2009 khi xảy ra bệnh sởi ở người lớn, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị sởi. Tuy nhiên bệnh sởi năm nay với đối tượng mắc gồm nhiều trẻ dưới 9 tháng, chưa đến tuổi tiêm chủng, không được truyền miễn dịch từ mẹ (hoặc miễn dịch yếu), trong khi sởi là bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch cấp tính (cơ thể đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, vi sinh vật khác rất kém ngay sau khi mắc sởi). Vì thế, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế họp đã thống nhất: Ngoài các phác đồ chung đã được Bộ Y tế ban hành vào năm 2009, sẽ bổ sung thêm dùng gamma globulin trong điều trị sởi, nhằm tăng miễn dịch để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kết hợp phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng về hô hấp, viêm não để điều trị kịp thời, hạn chế mức thấp nhất tử vong.
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc sởi, thưa ông? Được biết tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân sởi người lớn, diễn biến bệnh của nhóm đối tượng này có khác biệt so với sởi ở trẻ em không, thưa ông?
Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm sởi, chưa mắc sởi) đều có thể bị sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi). Vì vậy, trẻ em từ 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi đều có thể mắc bệnh sởi. Ngoài ra, người lớn chưa được tiêm chủng, không có miễn dịch nên khi có dịch sởi họ cũng dễ mắc.
http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2014/04/soinguoilon-af279.jpg
Bệnh nhân sởi người lớn điều trị tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai). Ảnh: BS Đ.D.C
Gần đây, bên cạnh nhóm bệnh nhi mắc sởi, số lượng người lớn phải nhập viện điều trị vì biến chứng sởi cũng tăng lên. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có khoảng 300 ca bệnh nhân sởi người lớn nhập viện. Tại BV Bạch Mai cũng có khoảng 70 ca sởi người lớn.
Sởi người lớn diễn biến bệnh bình thường, chỉ biến chứng khác trẻ em. Nếu ở trẻ, biến chứng nguy hiểm nhất là bội nhiễm đường hô hấp, suy hô hấp nặng, trẻ chết chủ yếu do suy hô hấp, thì ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong. Nhưng may mắn, đến nay dù nhiều ca biến chứng sởi nặng ở người lớn phải nhập viện nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Ông có khuyến cáo gì trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc sởi cũng như việc kịp thời phát hiện biến chứng, hạn chế số ca tử vong do sởi?
Sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, lây truyền rất nhanh. Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Quan trọng nhất, đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.
Hiện nay có thực trạng vì mọi người quá lo lắng với bệnh sởi, dù bệnh nhẹ cũng mang đến tuyến trung ương gây quá tải trầm trọng và thêm nguy cơ lây chéo bệnh. Để phòng chống lây sởi thời điểm này, biện pháp quan trọng nhất là tản bệnh nhân, giảm bớt độ tập trung đông người ở một nơi. Những cháu bị nhẹ chỉ nên khám ở tuyến dưới, phòng khám sẽ hiệu quả hơn do đỡ lây chéo. Nhiều ca nhẹ nhưng tập trung một nơi sẽ làm bội nhiễm vi khuẩn, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Hải (ghi) : Dantri.com.vn