hosontu_xhoa
13-06-2012, 09:13 AM
+ Khi chó mèo bị tiêu chảy ói mữa việc đầu tiên là các bạn ngừng cho ăn và không cho uống sữa, chỉ được uống nước orezol theo dõi trong vòng 6 giờ nếu không khỏi các bạn cần phải đến Bác Sĩ Thú y ngay. Bác sĩ sẽ khám vàcó thể làm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh do virut, vi khuẩn hay kí sinh trùng từ đó sẽ có hướng điều trị chuyên biệt cho từng bệnh, làm thời gian điều trị sẽ ngắn lại, đau đớn và tác hại của kháng sinh đối với vật nuôi sẽ ít đi.
+ Khi chó mèo bị ho, bị viêm phổi, sổ mũi xanh đầu tiên là các bạn phải giữ ấm không được tắm rửa và ở phòng lạnh nếu bệnh tiến triển nặng các bạn cần phải đến Bác sĩ Thú y lúc này ngoài việc xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh, Bác sĩ còn chỉ định làm thêm kháng sinh đồ dịch mũi để định danh vi khuẩn và chỉ ra kháng sinh phù hợp nhất để điều trị chính xác hiệu quả trong từng trường hợp viêm phổi, khi có kết quả xét nghiệm bạn sẽ yên tâm là việc điều trị sẽ đúng hướng không phải bận tâm tìm hết Bác sĩ này đến bác sĩ khác.
+ Khi thấy chó mèo có dấu hiệu tiểu gắt, rặn tiểu, tiểu ra máu các bạn không nên tự ý mua thuốc lợi tiểu cho uống, điều đó sẽ rất nguy hiểm có thể gây vỡ bàng quang hay vỡ ống thoát tiểu. Bạn cũng cần đưa đến Bác sĩ ngay, lúc này ngoài việc xét nghiệm công thức máu, bs sẽ xét nghiệm thăm dò chức năng của thận và sẽ chỉ định siêu âm tổng quát hoặc chụp x-q để biết được rằng thú cưng của bạn bị bệnh ở đâu thận hay bàng quang, nguyên nhân nào gây ra:
Do sạn ở bàng quang ở thận hay do một khối u nào đó chèn ép ở đường tiết niệu… khi định được nguyên nhân, BS sẽ quyết định dùng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa mỗ lấy sạn, chứ không đơn giản là chích 3 mũi thuốc rồi về, vật nuôi của bạn sẽ ra đi một cách tức tửi và bạn chính là người đưa chúng đến chỗ chết vì không mang chúng đến phòng mạch có đầy đu thiết bị để chẩn đoán điều trị chính xác.
+ khi các bạn thấy vật cưng của mình có dấu hiệu thở khó, tím tái, hay ngất xỉu khi mừng rỡ, khi lên xuống cầu thang các bạn cần gặp Bác sĩ ngay để kiểm tra giun tim, và chụp x-q để chẩn đoán bệnh lớn tim, màng tim tích nước, hay trường hợp sụp sun khí quản từ đó có phương pháp riêng cho từng trường hợp bệnh.
+ Khi vật cưng của bạn bị viêm da mẫn đỏ, rụng lông, ngứa gãy liên tục, đã điều trị nhiều lần mà không khỏi các bạn nên đến Bác sĩ đề nghị làm các xét nghiệm về da để tìm nguyên nhân gây viêm da do nấm, do kí sinh trùng demodex,sarcoptex, do vi khuẩn gây viêm da có mũ, hay chỉ dị ứng với thức ăn nếu các nguyên nhân này không phải thì Bác Sĩ sẽ thăm dò thêm các chức năng của tuyến giáp để giải quyết tình trạng viêm da kéo dài cho thú cưng của bạn theo những cách chuyên biệt không để tình trạng khó chịu kéo dài cho bạn và thú cưng của bạn.
+ Khi thú cưng của bạn có dấu hiệu hay ói sau khi ăn, niêm mạc nhực nhạt, kém ăn kéo dài, da lông xơ xác, bụng chướng to các bạn cần phải đến BS và đề nghị làm các xét nghiệm về chức năng gan, tuỵ ,xét nghiệm máu để tìm xoắn khuẩn lepto nguyên nhân chính gây viêm gan và siêu âm tổng quát để tìm ra nguyên nhân viêm gan, xơ gan, khối u hay ung thư gan.
Các bạn thấy đó điều trị bệnh chó thú cưng không còn đơn giản nữa, không thể chữa lành bệnh khi không chẩn đoán ra bệnh, để chẩn đoán được bệnh không chỉ dựa vào những giác quan như sờ nắn gõ nghe mà phải nhờ đến những máy móc hỗ trợ như siêu âm, x-q, máy phân tích sinh lý máu, sinh hoá máu, kính hiển vi và những loại thuốc chuyên biệt cho từng bệnh. Do đó các bạn cần chọn lựa cho mình một phòng mạch uy tin có chất lượng quản lý tốt, như hồ sơ bệnh án được quản lý bằng phần mềm, có thể tra cứu được bất cứ lúc nào, có thể theo dõi được quá trình điều trị bệnh, những thuốc đã sử dụng trong suốt quãng đời của chúng, có trang bi máy móc để chẩn đoán bệnh ,có khả năng đánh giá kết quả xét nghiệm, siêu âm, x-q chính và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Hệ thống phòng khám thú y Pet Pro là một trong những phòng khám thú y đáp ứng được nhu cầu đó.
nguồn: chamsocthucung.com
+ Khi chó mèo bị ho, bị viêm phổi, sổ mũi xanh đầu tiên là các bạn phải giữ ấm không được tắm rửa và ở phòng lạnh nếu bệnh tiến triển nặng các bạn cần phải đến Bác sĩ Thú y lúc này ngoài việc xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh, Bác sĩ còn chỉ định làm thêm kháng sinh đồ dịch mũi để định danh vi khuẩn và chỉ ra kháng sinh phù hợp nhất để điều trị chính xác hiệu quả trong từng trường hợp viêm phổi, khi có kết quả xét nghiệm bạn sẽ yên tâm là việc điều trị sẽ đúng hướng không phải bận tâm tìm hết Bác sĩ này đến bác sĩ khác.
+ Khi thấy chó mèo có dấu hiệu tiểu gắt, rặn tiểu, tiểu ra máu các bạn không nên tự ý mua thuốc lợi tiểu cho uống, điều đó sẽ rất nguy hiểm có thể gây vỡ bàng quang hay vỡ ống thoát tiểu. Bạn cũng cần đưa đến Bác sĩ ngay, lúc này ngoài việc xét nghiệm công thức máu, bs sẽ xét nghiệm thăm dò chức năng của thận và sẽ chỉ định siêu âm tổng quát hoặc chụp x-q để biết được rằng thú cưng của bạn bị bệnh ở đâu thận hay bàng quang, nguyên nhân nào gây ra:
Do sạn ở bàng quang ở thận hay do một khối u nào đó chèn ép ở đường tiết niệu… khi định được nguyên nhân, BS sẽ quyết định dùng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa mỗ lấy sạn, chứ không đơn giản là chích 3 mũi thuốc rồi về, vật nuôi của bạn sẽ ra đi một cách tức tửi và bạn chính là người đưa chúng đến chỗ chết vì không mang chúng đến phòng mạch có đầy đu thiết bị để chẩn đoán điều trị chính xác.
+ khi các bạn thấy vật cưng của mình có dấu hiệu thở khó, tím tái, hay ngất xỉu khi mừng rỡ, khi lên xuống cầu thang các bạn cần gặp Bác sĩ ngay để kiểm tra giun tim, và chụp x-q để chẩn đoán bệnh lớn tim, màng tim tích nước, hay trường hợp sụp sun khí quản từ đó có phương pháp riêng cho từng trường hợp bệnh.
+ Khi vật cưng của bạn bị viêm da mẫn đỏ, rụng lông, ngứa gãy liên tục, đã điều trị nhiều lần mà không khỏi các bạn nên đến Bác sĩ đề nghị làm các xét nghiệm về da để tìm nguyên nhân gây viêm da do nấm, do kí sinh trùng demodex,sarcoptex, do vi khuẩn gây viêm da có mũ, hay chỉ dị ứng với thức ăn nếu các nguyên nhân này không phải thì Bác Sĩ sẽ thăm dò thêm các chức năng của tuyến giáp để giải quyết tình trạng viêm da kéo dài cho thú cưng của bạn theo những cách chuyên biệt không để tình trạng khó chịu kéo dài cho bạn và thú cưng của bạn.
+ Khi thú cưng của bạn có dấu hiệu hay ói sau khi ăn, niêm mạc nhực nhạt, kém ăn kéo dài, da lông xơ xác, bụng chướng to các bạn cần phải đến BS và đề nghị làm các xét nghiệm về chức năng gan, tuỵ ,xét nghiệm máu để tìm xoắn khuẩn lepto nguyên nhân chính gây viêm gan và siêu âm tổng quát để tìm ra nguyên nhân viêm gan, xơ gan, khối u hay ung thư gan.
Các bạn thấy đó điều trị bệnh chó thú cưng không còn đơn giản nữa, không thể chữa lành bệnh khi không chẩn đoán ra bệnh, để chẩn đoán được bệnh không chỉ dựa vào những giác quan như sờ nắn gõ nghe mà phải nhờ đến những máy móc hỗ trợ như siêu âm, x-q, máy phân tích sinh lý máu, sinh hoá máu, kính hiển vi và những loại thuốc chuyên biệt cho từng bệnh. Do đó các bạn cần chọn lựa cho mình một phòng mạch uy tin có chất lượng quản lý tốt, như hồ sơ bệnh án được quản lý bằng phần mềm, có thể tra cứu được bất cứ lúc nào, có thể theo dõi được quá trình điều trị bệnh, những thuốc đã sử dụng trong suốt quãng đời của chúng, có trang bi máy móc để chẩn đoán bệnh ,có khả năng đánh giá kết quả xét nghiệm, siêu âm, x-q chính và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Hệ thống phòng khám thú y Pet Pro là một trong những phòng khám thú y đáp ứng được nhu cầu đó.
nguồn: chamsocthucung.com