PDA

View Full Version : Những điều bạn nên biết về triệu chứng đau bụng kinh


ckss38camhoi
03-11-2012, 11:47 AM
Những điều bạn nên biết về triệu chứng đau bụng kinh

Theo các bác sĩ sản phụ khoa của Trung Tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, triệu chứng đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh.
Thường phụ nữ từ 14 tuổi đến 49 tuổi sẽ thấy kinh mỗi tháng một lần, mỗi lần 3-5 ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chị em không nên lơ là với những cơn đau bụng vào kỳ kinh vì đó cũng là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung, căn bệnh có thể dẫn đến vô sinh.

Đau bụng kinh thường được chia làm 2 loại:

Đau bụng kinh (http://www.chuyenkhoasinhsan.vn/phu-khoa/viem-phu-khoa/mot-so-nguyen-nhan-dan-den-dau-bung-kinh-10341.html) nguyên phát: Thường gặp ở các bạn mới dậy thì và kéo dài trong 3 năm. Nguyên nhân thường do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Những trường hợp này chỉ cần uống thuốc giãn cơ trơn (Công ty Sanofi - aventis có thuốc Spasmaverin) có khi cơn đau đã hô biến rồi.

Đau bụng kinh thứ phát: Nếu sau 3 năm “chịu khổ” có chu kỳ mà bạn vẫn còn bị đau thì bạn phải đi khám vì có thể vì những lý do sau:

- Các lỗ ở màng trinh của bạn ít và nhỏ nên mỗi lần cơ tử cung co không đẩy máu ra được.

- Bạn giữ vệ sinh kinh nguyệt không tốt nên bị viêm nhiễm.

- Phụ nữ có gia đình dễ bị viêm nhiễm nếu giữ vệ sinh sau khi làm “chuyện ấy” không cẩn thận. Hoặc là họ bị những bệnh lây qua đường tình dục không chữa trị triệt để gây dính vùng tiểu khung.

http://www.chuyenkhoasinhsan.vn/DATA/jukamiola/Dau-bung-kinh%20%282%29.jpg
Đau bụng kinh(Ảnh minh họa)

Mức độ đau ở mỗi người khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội "Có trường hợp đau lăn lộn, mặt xanh nanh vàng, chỉ nhăm nhăm đi mổ cấp cứu vì nghĩ bị viêm ruột thừa. Nhưng đến khi đến viện thì không phải là mà một khối niêm mạc tử cung đi lạc căng phồng lên”.

Theo các bác sĩ, đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, ở một số chị em cơn đau có thể do ngưỡng chịu đựng thấp, thường do tâm lý lo sợ.

Bác sĩ giải thích, nội mạc tử cung chính là lớp niêm mạc trong buồng tử cung. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ dày lên, sau đó bong và thoát ra ngoài. Đó chính là hiện tượng hành kinh. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng hay ổ bụng… Khi ở những vị trí này, nội mạc vẫn phát triển dày lên bình thường như khi ở trong buồng tử cung. Vì thế, đến chu kỳ kinh, các tế bào nội mạc này cũng trương lên, chứa đầy máu, chèn ép và gây ra hiện tượng đau bụng, còn gọi là thống kinh.

Nguy hiểm hơn, nếu các niêm mạc này nằm ở vòi trứng, nó sẽ làm tắc vòi trứng, có thể dẫn đến vô sinh (http://www.chuyenkhoasinhsan.vn/vo-sinh-hiem-muon.html). Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ gây viêm nhiễm và dính, tắc vòi trứng...

Trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng...

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ, có thể do hiện tượng trào ngược máu kinh, có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra. Về phương pháp điều trị, tùy theo vị trí lạc chỗ và mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị phù hợp. Nếu nhẹ, có thể sử dụng thuốc để điều chỉnh nội tiết. Còn trường hợp nặng thì phải phẫu thuật để loại bỏ các nhân lạc nội mạc.

http://www.chuyenkhoasinhsan.vn/DATA/jukamiola/phu%20khoa/dau-bung-kinh.jpg
Những điều bạn nên biết về triệu chứng đau bụng kinh(Ảnh minh họa)

Sau đây Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội xin giới thiệu đến các bạn các bí quyết đơn giản giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả :

1. Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

2. Nên ăn thực phẩm chua

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.

3. Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ

Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

4. Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.

5. Bổ sung vitamin

Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

6. Bổ sung các khoáng chất

Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.

7. Tránh thực phẩm có chứa caffeine

Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

8. Không sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.

9. Giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.

10. Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh (http://www.chuyenkhoasinhsan.vn/phu-khoa/viem-phu-khoa-72.html) hiệu quả.

11. Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.

12. Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

13. Uống thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.

Khuyến cáo : Để tránh bệnh quá nặng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em nếu bị đau bụng nhiều vào thời kỳ kinh nguyệt thì nên đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra bạn có thể gọi điện thoại tới tổng đài tư vấn miễn phí: 04.20.20.20.20 để được nói chuyện trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản của Trung tâm chúng tôi.


Nguồn bài viết: Viêm phụ khoa (http://chuyenkhoasinhsan.vn/phu-khoa/viem-phu-khoa-72.html)-Những điều bạn nên biết về triệu chứng đau bụng kinh