PDA

View Full Version : Tâm sự của một sinh viên thú y


xuanhoahcm
12-06-2012, 01:08 PM
Chào các bạn,mình là 1 sinh viên năm 4 theo ngành thú y.Hôm nay mình ngồi đây viết vài dòng tâm sự về nghề thú y ,về các mặt trái của nghề.

Lý do mình theo ngành thú y cũng không có gì là to tát,đơn giản là mình yêu chó mèo như anh em ruột thịt.22 năm của cuộc đời mình thì đã 15 năm mình sống với chúng,trước khi bắt đầu lên thành phố đi học.Mình chưa hề động đến một miếng thịt cầy tơ,thịt tiểu hổ mà bọn bạn quảng cáo là cao lương mỹ vị của đời. Mong ước nho nhỏ của mình là trở thành 1 bác sĩ chuyên trị chó mèo sau khi ra trường,thực tập ở một số bệnh viện trước khi tự mở phòng khám cho mình.

Lý tưởng của mình là thế,nhưng khi viết những dòng này thì tay mình đã giết biết bao con chó,con mèo cho mục đích học tập.Tự tay giết để phục vụ việc học cho mình có,làm mẫu cho các lớp đàn em cũng có,giết dùm cho các thầy trước khi ngâm formol cũng có..v..v.

Là những người yêu thú cưng,mình biết các bạn cũng như mình,yêu chó mèo như anh em ruột thịt của mình.Hãy tưởng tượng bạn cầm ống tiêm đầy thuốc,và cái cảm giác bơm hết xilanh để kết liễu cuộc đời của 1 con vật-dù nó không phải là con vật của bạn (các chó mèo phục vụ cho mục đích học tập ở VN hiện nay đều lấy từ trại chó mèo hoang)-cũng đau đớn lắm.Bạn bắt nó từ trại chó mèo hoang về,hàng ngày tự tay cho ăn,tắm rửa,chăm sóc nó khoảng 1 tuần trước lúc giết.Thì cũng phần nào gắn bó với nó,mình đến cho ăn lúc nào nó cũng vẫy đuôi mừng mình,và nó chỉ biết nó chết khi mình tra dây thòng lọng vào đầu và cột 4 chân nó lại.

Mình không phải là 1 thằng yếu đuối,nên mình không khóc mỗi đêm như những con bạn ,thằng bạn khác.Mình không phải vô cảm nên mình cũng không thể không tiếc thương cho những con vật mình giết.Nhưng mà cái cảm giác sau khi giết ấy nó gần như vô cảm các bạn à,và khi viết những dòng này cho các bạn thì mình đã giết 5 con chó vào sáng nay rồi,thậm chí trước đó mình còn đặt tên cho bọn nó.

Tạm xong vấn đề của mình.Tiếp tục bàn đến cái nghề bác sĩ thú y,tốn 5 năm ròng rã học tập.Hai năm đầu những môn sinh hóa,sinh lý đại cương,cơ thể học,mô học..v...v... đều giông giống với chương trình học của những sinh viên nhân y năm đầu.Trong khi sự khác biệt về điểm số đầu vào của nhân y với thú y thì các bạn cũng biết nó chênh lệch đến thế nào rồi,và đầu ra thì nó càng thít chặt không kém.

Làm 1 bác sĩ khám chữa bệnh cho chó mèo,mình xin được khẳng định "TIỀN KHÔNG NHIỀU",đấy là những đúc kết của các vị đàn anh đi trước :

- Bạc lắm
- Tiền bạc chả khá khẩm hơn giáo viên dạy môn phụ là bao

Nghề nó bạc,vì chữa cho bệnh nhân (thú cưng) tốt thì không sao,còn không được thì bị chửi là lang băm,lôi họ hàng cha mẹ ra mà chửi.Chúng tôi đương nhiên biết cảm xúc của các vị thế nào khi mất vật cưng,và chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức.Một ca phẫu thuật của 1 con chó,con mèo hiếm khi nào vượt quá con số 500 nghìn,vì 500 nghìn mà để người khác chửi cha mắng mẹ mình,chà đạp mình thì không ai muốn cả.Phẫu thuật cho chó mèo thì cực khó,mình không so sánh với bên nhân y vì không muốn mất hòa khí với họ,thậm chí các bác sĩ lâu năm hành nghề đôi khi vẫn thất bại ở những ca triệt sản đơn giản là chuyện bình thường.Tất nhiên đó là lỗi của họ,nhưng trong cái lỗi đó vẫn có nhiều sự khó khăn

Đơn giản,vì nền thú y ở VN chưa phát triển-hay ít nhất là chưa phát triển ở thú nhỏ như chó mèo,mà phát triển ở những động vật lớn ở trang trại,các bác sĩ thú y về thú lớn thì lúc nào cũng bộn tiền túi,tay nghề rất cao vì họ là những người ưu tú của ngành thú y,và ngành của họ luôn được các chuyên gia từ Đức,Úc,New Zealand qua đào tạo hướng dẫn.Trình độ của họ chẳng kém các bác sĩ từ nước ngoài đến là bao.

Còn bác sĩ thú y về thú nhỏ ,phần lớn họ chưa có dịp tiếp xúc nhiều với những ca khó,do ngành còn chưa được sự trân trọng từ xã hội.90% những ca phẫu thuật cho chó mèo ở các trạm xá là để thiến,tiểu phẫu chứ những ca nguy cấp thì rất ít.Các bác sĩ thú y trẻ (không đi du học) ít có cơ hội cọ sát với những ca lớn,nên chỉ làm theo hướng dẫn từ những vị giáo sư hoặc theo sách.Công việc ở trạm xá thì giành phần lớn thời gian để ngáp ruồi,vì số bệnh nhân đưa thú đến khám còn ít hơn người đến mua ô tô ở salon.

Mình khẳng định một lần nữa,một ca phẫu thuật thất bại,lỗi lầm lớn nhất thuộc về bác sĩ,xin không phủ định điều đó.Nhưng xin hãy nhìn chúng tôi với những con mắt thân thiện hơn,thoáng hơn vì đã theo nghề thì theo vì đam mê chứ chẳng ai theo vì tiền bao giờ.Tuy rằng vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh nhưng đó là thành phần thiểu của thiểu số,vì thực sự làm vì tiền thì bác sĩ thú nhỏ chả được bao nhiêu,trừ khi bạn làm ở những quận trung tâm của các thành phố lớn.

Đọc trên các trang mạng,thấy các bạn chửi rủa các bác sĩ vì thất bại 1 ca phẫu thuật nào đó,hay đòi kéo đến phá phòng khám của họ,hành hung họ,mình cũng thấy đau lòng lắm.Hi vọng các bạn hiểu công việc mà chúng tôi đang làm hơn,nhìn vào những mặt khó hiện tại của nghề.Đó là điều mình muốn gửi gắm với các bạn qua bài viết này,và cũng để giải tỏa cảm xúc sau 4 năm của 1 sinh viên của 1 ngành còn non trẻ của Việt Nam : bác sĩ thú y cho chó mèo.

thanhlong_company
12-06-2012, 01:08 PM
cảm ơn bạn đã chia sẻ, mình cũng không phủ nhận những chuyện thất bại trong những ca mổ, vì tận mắt mình cũng đã chứng kiến những ca thất bại ngoài ý muốn, đơn giản có thể là do chủ nhân các bé để các bé ủ bệnh, hoặc do những khó khăn trong ngành mà đến bây giờ mình vẫn chưa được biết ... Nhưng với bài viết đang chuyền tay nhau về 1 bs thú y "lăng băm" thì mình nghĩ 1 phần người ta quan tâm về đạo đức và kiến thức của 1 bs thú y. Dù gì chuyện cũng đã xảy ra, là một bài học đáng giá cho tất cả chúng ta...

trevorquach
12-06-2012, 01:08 PM
Xin chào bạn,

Thực sự đọc những dòng của bạn mình rất cảm động vì mình tưởng tượng đến cảm giác của các bs thú y có những suy nghĩ sâu sắc như bạn, mình rất trân trọng điều đó. Hồi trước tới giờ bản thân mình rất tôn trọng cũng như kính nể các bs thú y, vì đối với mình, họ là những người can đảm và có tri thức đáng ngưỡng mộ.

Ở đây có 1 vấn đề mà mình hy vọng rằng, sẽ làm bạn nhẹ bớt sự nặng nề trong tâm hồn.

Bạn hãy nghĩ, nếu trong cộng đồng các bs thú y của bạn, có những con sâu làm rầu nồi canh, thì ở ngoài xã hội rộng lớn cũng có những người nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh chưa tới, nhưng đó không phải là tất cả. Điểm chung ở họ là tấm lòng yêu thương con vật của mình, biết nóng giận (dù đôi khi quá khích), biết đau cho con vật họ yêu. Và đó cũng chính là cái mà BQT cùng các thành viên đang hướng tới, một cộng đồng nhân văn hơn đối với động vật, có thương, có yêu, có biết xót xa thì mới có trách nhiệm. Mình nghĩ, cho dù cái mà họ thể hiện có thể hơi quá khích, có thể họ làm tổn thương đến tâm hồn và lý tưởng của bạn, nhưng nếu bạn nhìn họ ở một khía cạnh khác, như mình nói, thì bạn sẽ vui vì xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển, càng ngày càng đông những người biết thương yêu con vật của mình, và 1 tương lai không xa, số đông những người biết thương yêu con vật của mình sẽ làm cho ngành thú y của các bạn được xã hội trân trọng hơn. Nếu bạn nhìn sự việc ở góc độ như vậy bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Và một khía cạnh khác bạn để ý kĩ, khi 1 bs thú y thất bại trong việc chữa trị, vấn đề đó được cộng đồng người nuôi đem ra mổ xẻ, nhưng, quan trọng, cái làm nên chuyện ầm ỹ hầu hết không phải là tay nghề của bs thú y, mà là thái độ của bs thú y đối với con vật trước lúc được chữa trị cho đến lúc chết như thế nào. Nếu như người bs, cho người, hay cho vật, đã tận tâm, mà cái tận tâm đó chạm được vào người đối diện, họ cảm nhận được, thì cho dù sự chữa trị có thất bại, thì người đó vẫn đáng được trân trọng. Chứ không phải là sự nổi giận chửi mắng. Thất bại của các bs thú y không phải là thất bại trên chuyện chữa trị, mà thất bại ở việc điều chỉnh thái độ và cách đối xử với con vật cũng như chủ nuôi (cụ thể ở đây là khách hàng của mình). Mình nghĩ đó cũng là 1 vấn đề mà các bác sỹ sắp ra trường như bạn cần đưa vào sổ tay của mình như 1 kinh nghiệm.

Không phải mình nói để bênh vực hay phân tích lỗi của ai, mà mình muốn mổ xẻ vấn đề theo 1 cái nhìn khác với hy vọng nó sẽ làm bạn nhẹ nhàng hơn và hiểu hơn. Mỗi 1 vấn đề đều có nguyên do của nó, nếu cả 2 phía, chúng ta mỗi người nhường nhau 1 chút, tập lối sống văn minh hơn 1 chút, nghĩ cho đối phương 1 chút, thì xã hội tốt đẹp biết nhường nào đúng không?

Rất nhiệt liệt cảm ơn bài viết này của bạn vì nó sẽ giúp thành viên có dịp nhìn nhận lại và có cái nhìn trân trọng hơn với những bs thú y.

vietnam1
12-06-2012, 01:08 PM
Cám ơn bài viết của bạn, mình rất cảm thông. Đọc xong câu chuyện không biết trong đầu đang nghĩ không biết là may hay rủi, trời xui đất khiến mình vẫn chưa bước chân vô con đường này...

Mình chưa từng 1 ngày học làm bác sĩ thú y, nhưng mình đã có ước mơ được làm bs thú y từ khi còn học lớp 7 lớp 8 gì đó, mình ước có thể chữa bệnh cho bé chó mèo, còn có thể cứu mấy em lang thang, nhất là bị bọn bắt chó bắt... >"<
có 1 thời gian (mấy năm đầu của phổ thông) ước mơ của mình vụt tắt vì chính mình không bảo vệ nổi 3 em cún cưng, để nó lần lượt bị mất, bị người ta bắt đi, mình tưởng đã ko muốn theo con đường đó nữa, vì không muốn gợi lại nỗi đau, nhưng cuối cùng hết năm lớp 12, dù gia đình, họ hàng và cả hàng xóm, có người khuyến khích, nói nghề này rất có triển vọng, có người lại căn ngăn, nói nghề này có rất nhiều mặt trái, như việc phải thiêu hủy mấy con gà heo bị cúm gì đó, nhưng mình vẫn "nhắm mắt" đăng kí vô ngành thú y (khối A) và 1 ngành nữa khối D. Kết quả là mình đậu khối D, mình theo học trường đó vài tháng nhưng trong lòng thì chưa bao giờ nghĩ sẽ theo đuổi đến cuối, dù giá nào đi nữa mình cũng quyết thi ĐH lại.

Mình đã thuyết phục được gia đình cho nghỉ và tập trung luyện thi lại. Lần này mình chọn cả 2 khối A và B đều đăng ký vào thú y. Quá trình học lại thi lại khó khăn gian khổ bao nhiêu, áp lực, buồn bực đủ thứ chuyện, nói đúng là tự kỉ, cắt liên lạc với bạn bè, khóc cười vô cớ, nhiều lúc cảm thấy mình chọn sai đường, 1 đứa suốt 3 năm phổ thông học chuyên khối D, còn lý hóa sinh thì lờ mờ...... 1 bên là vì tình yêu nghề, 1 bên là lý trí, chưa nói là sau khi vô học có hợp không, từ đầu đã cảm thấy không có khả năng đậu khối A và B dù rằng điểm chuẩn thấp... nhưng đã phóng lao rồi, mình tự hứa sẽ vì mấy bé cố gắng, hằng ngày mơ tới lúc ra trường mở 1 phòng mạch, rồi mở thêm 1 quán cà phê pet...
nhưng nói gì thì nối... cuối cùng cũng... chẳng đậu nổi =.= đành dẹp bỏ ước mơ vĩnh viễn và bao nhiêu nuối tiếc khi nghe đến 2 từ "thú y". Cuối cùng đi 1 vòng, mình vẫn quay lại chọn cái ngành khối D mà năm xưa mình đã bỏ ra đi

Cách đây không lâu, tình cờ đọc cái thời khóa biểu khoa thú y của đại học nông lâm, cũng cảm thấy an ủi phần nào vì mấy môn cũng quay quanh toán-hóa-sinh. Cho dù mình ráng lết vô nổi cũng chưa chắc theo học nổi, còn việc đi học xa nhà nữa. Sau khi đọc những dòng tâm sự này của bạn, mình cảm thấy trong cái rủi có cái may, mình chắc chắn không chịu nổi cảnh tự tay kết liễu mấy em, nếu thật sự chuyện đó xảy ra với mình, mình không tự kết liễu cũng điên mất >"< haizz
Nhưng nói như vậy, ý mình rất cảm thông với bạn, chứ ko phải ý mình là bạn đã chọn lầm đường đâu nha :(

Chỉ mong bạn vẫn không thay đổi mục tiêu so với khi ban đầu quyết định chọn con đường này
Mong ngành nghề này ở nước ta phát triển, để "bác sĩ thú y" thật sự trở lại đúng phẩm chất cao cả, cứu vớt những sinh linh chứ không phải nghề "chích chó chích heo" như người ta vẫn nghĩ

[đã sửa comment-chị Mee]

chanvietco
12-06-2012, 01:08 PM
Mình cũng đã từng có ý nghĩ học thú y, bạn mình (là nữ) cũng đang định thi lại vào ngành này, nhưng bây giờ chắc phải từ bỏ thôi, nghe tâm sự của bạn chắc mình chẳng đủ dũng khí mà học, dù nhìn 1 bé ra đi vì tuổi già mình cũng buồn rồi chứ phải tiêm thuốc cho nó thì chắc mình ám ảnh mất. Đúng là mọi thứ luôn có mặt trái của nó!

antrung_nguyen
12-06-2012, 01:08 PM
Mình cũng mang ước mơ làm bác sĩ thú y từ những năm tháng học cấp III. Ngày làm hồ sơ, ngành học mà mình tìm kiếm đầu tiên chính là ngành Bác Sĩ Thú Y của ĐH Nông Lâm TPHCM cùng với 1 suy nghĩ điên khùng là: biết đâu ngành này có thay đổi, tuyển luôn cả thí sinh khối D. Nhưng chuyên 3 môn Toán, Văn, Anh thì làm bác sĩ thế quái nào được.
Những môn thuộc khối A hoàn toàn là điểm yếu của mình. Mình tự lượng sức, biết chắc sẽ không bao giờ đậu khối A nên đành gác qua 1 bên ý nghĩ này. Mình sẽ học 1 ngành ít thích hơn, thế nào nó cũng có ích cho mình trong 1 lĩnh vực nào đó.
Nhưng gác qua 1 bên không có nghĩa là từ bỏ. Bằng cách nào đó, vào 1 ngày nào đó, khi thời cơ đến mình sẽ học tập thực sự để trở thành 1 Bác Sĩ Thú Y thực sự. Mình sẽ không vội vàng & thiếu cân nhắc để gây mất thời gian, công sức 1 cách vô nghĩa vì mình hiểu: trước khi được làm những việc mình thích, thì mình luôn bị buộc phải làm những việc mình không thích.
Ở đây mình trân trọng tình yêu thương động vật và mong muốn trở thành BSTY của chủ topic.
Nhưng khi 1 cuộc phẫu thuật thất bại. Người ta đâu trách tay nghề của vị bác sĩ đó nhiều như thái độ, như lương tâm nghề nghiệp của ông ấy...? Họ luôn trách thái độ bất cần, cẩu thả, vô lương tâm, mang tiếng là BSTY nhưng lại coi rẻ mạng sống của chúng. Đó mới chính là điều không thể chấp nhận của những con người tự treo bảng BSTY này....

antrung_nguyen
12-06-2012, 01:08 PM
Quan điểm mình rất rõ ràng, bác sĩ điều trị cho người hay cho chó mèo đều như nhau, không ai có thể tránh khỏi những sai sót - thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Cái đó là chuyện phải chấp nhận, không chỉ trong nghề bác sĩ mà cả một số ngành nghề khác. Nhưng cái quan trọng là y đức, thái độ. Một bs dẫu có sơ suất làm chết người thì người nhà bệnh nhân nhiều khả năng cũng sẽ không nổi giận bằng một bs không làm chết bệnh nhân nhưng lại đối xử tệ và có thái độ vô cảm đối với họ. Vì vậy, ở đây, chúng ta không bàn đến năng lực, chúng ta chỉ quan tâm đến cái tâm của mỗi người.