huongttt
12-06-2012, 01:07 PM
Bài văn của một học sinh lớp 8, được nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá “xúc động vì lời lẽ chân thực và giản dị” lại bị cô giáo phê “lạc đề” và cho điểm 4.
Nguyên nhân là do đề bài yêu cầu viết về: “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi” và cậu bé đã viết về một con mèo.
Chúng tôi xin được đăng toàn bộ nội dung bài văn nói trên để bạn đánh giá:
Con Miu xấu số!
Năm nay bố mẹ cho tôi về ở hẳn nhà bà ngoại và chuyển đến học ở Trường ĐN. Xa trường cũ QM sau 7 năm học, tôi cũng buồn lắm. Nhiều khi ngồi học mà những thằng bạn trong nhóm “G5” cứ hiện lên trong đầu óc tôi.
Tôi nhớ thằng Phương ma lanh, lúc nào cũng ăn mặc gọn ghẽ như người lớn, luôn đầu têu đủ trò, được cái học hành cũng chẳng đến nỗi nào. Cả một mùa hè, cậu ta toàn nói dối xin được tiền bố mẹ đi học bơi ở Công viên Tuổi Trẻ, nhưng chỉ là để đãi bọn tôi ăn kem. Còn thằng Quỳnh hiền lành, nhút nhát, toàn bị đám con gái trong lớp bắt nạt. Thằng Quân học thì lười, mà chỉ mong sinh nhật để bố mẹ tặng quà. Thằng Dụ to xác nhất lớp, tốt bụng, nhưng đầu óc thì u mê, có mấy câu hỏi kiểm tra môn Đạo đức mà học mãi không thuộc… Rồi còn mấy đứa con gái cùng lớp, hay ăn quà, miệng lúc nào cũng bóng nhẫy, nhưng mà cũng tình cảm.
Lần tôi nghịch, vẽ bậy lên áo đứa bạn ngồi bàn trước, bị cô giáo phạt đuổi học một buổi, thế mà chúng nó cũng bày đặt thăm hỏi, thư từ… Mỗi lần tôi buồn, nhớ trường cũ, bạn cũ, bà tôi thường lẩm bẩm như vẫn cầu kinh buổi sáng: “Rồi tất cả sẽ quen dần thôi cháu ạ, cháu sẽ có bạn mới ở Trường ĐN, bạn bè có ai ở bên nhau mãi được đâu…”
Bà tôi nói đúng. Mấy hôm đầu, bài vở ít, chúng tôi còn “chát chít” với nhau. Bây giờ đứa nào cũng phải lo học hành, tôi cũng ít nghĩ tới chúng nó hơn. Cô giáo văn bảo về nhà viết bài “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, tôi cũng chẳng muốn viết riêng về một đứa nào trong đám bạn học cũ cả. Mà chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy. Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông.
Dạo ấy, khu tập thể của chúng tôi không biết lũ chuột từ đâu kéo về mà nhiều thế. Gia đình tôi sống trong một căn hộ trên tầng 4 của một dãy nhà lắp ghép cũ kỹ. Ban ngày, chuột leo trèo trên ống nước, trên sân thượng, ban đêm chúng đuổi cắn nhau chí chóe trên bể treo đựng nước, cả nhà tôi mất ngủ vì chuột. Cuối cùng mẹ tôi quyết định nuôi mèo.
Sợ nhà tôi không biết chăm mèo “mẫu giáo”, bà tôi mang cho toàn mèo nhỡ. Vì không quen được với chủ mới, cả 3 con mèo trước đều chỉ ở nhà tôi được mấy hôm rồi đi mất tăm, mất tích. Chỉ có con mèo thứ tư là ở lại. Tôi nhớ, hôm bà ngoại tôi mang đến, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay. Bà tôi bảo đây là giống mèo tam thể, vì nó có ba màu trắng, vàng và đen. Mấy hôm đầu, nó còn nhút nhát, cứ trốn biệt dưới gầm tủ lạnh, tôi phải gọi “miu, miu” mãi nó mới chịu chui ra. Rồi cũng quen, cả nhà tôi gọi nó là con “Miu”.
Nhà tôi có 4 người: bố mẹ tôi, anh trai tôi và tôi. Từ hôm có con Miu, nhà tôi như có thêm một thành viên nữa. Mẹ tôi lại thêm một việc: hàng tuần mua cá cho Miu. Còn tôi nhận nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày. Bố mẹ tôi đi làm, vắng nhà từ sáng đến tối. Anh trai tôi cũng suốt ngày hết học ở trường, lại học ôn thi ở ngoài. Chỉ có tôi với con Miu ở nhà nhiều nhất.
Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. Còn những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy.
Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quýt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Thì ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm.
Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe não nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đã bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà mình phải tìm con mèo khác thôi, không thì lũ chuột lại kéo đến. Tôi thì bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về.
Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu não quá chừng. Lông nó xù xì, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà phòng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ.
Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa Vinamilk đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương.
Tôi hiểu là nó đang cầu cứu “Hãy làm cho tôi bớt đau đi”. Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây còn chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, còn con Miu thì cứ nằm bất động, đôi mắt nhìn vào xa xăm...
Tôi nhớ như in cái buổi sáng mùa đông đáng ghét ấy. Mẹ tôi bảo con Miu chết rồi. Tôi bật dậy, nhìn con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi òa khóc. Mẹ tôi bỏ nó vào túi nhựa. Tôi bảo để tôi mang nó đi chôn. Mẹ bảo tìm đâu ra chỗ chôn mèo ở cái khu tập thể này, đến mấy cái gốc cây bằng lăng cũng bị rải bê tông hết rồi, không biết có nước nào có nghĩa trang mèo hay không. Rồi mẹ mang nó xuống cái xe rác ở đầu nhà tập thể.
Tôi đã vào lớp 8. Bà tôi lại mang cho nhà tôi con mèo khác, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được đôi mắt đờ đẫn của con Miu nhìn tôi trong cái đêm mùa đông năm ngoái với những đợt gió cứ mang hơi lạnh về từ những miền xa lắc, xa lơ...
Một người bạn đã gửi cho nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bài văn trên với lời nhắn sau:
“Tôi gửi ông bài tập làm văn của con trai tôi, học lớp 8, đề bài cô giáo cho là: “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”.
Trước khi làm bài, nó cũng đã hỏi tôi và tôi đã gợi ý cho nó viết về con mèo. Tôi cũng đã cho nó tham khảo bài văn viết về con chó, được người Việt mình truyền tụng như là bài văn hùng biện nhất mọi thời đại!
Cô giáo cho nó điểm 4 với lời phê: “Lạc đề, Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, không có phần mở bài”. Cậu con tôi có vẻ buồn. Tôi bảo nó đừng cay cú điểm chác. Nhưng thực sự tôi cũng thấy có lỗi với nó. Mong ông đọc qua và cho tôi lời khuyên. Tôi vẫn nghĩ lẽ ra cô giáo có thể cho nó 5, 6 điểm”.
(Riêng tôi, tôi nghi ngờ năng lực và đạo đức của giáo viên đã đánh giá bài văn này là sai đề và cho em điểm 4. Có lẽ cô bị định kiến rằng đã là 'bạn' thì phải là 'người', và tôi cho rằng cô thuộc dạng lười suy nghĩ và thiển cận trong tư duy. Hẳn cô muốn bài văn phải có cấu trúc rõ ràng, tả người theo đúng trật tự như những bài giảng trước đó của cô hoặc phải theo format của sách văn mẫu để cô tiện cho điểm mà không cần đầu tư thời gian để thật sự đọc, cảm nhận rồi mới đánh giá. Đáng buồn cho nền giáo dục còn nhiều sơ suất)
Nguyên nhân là do đề bài yêu cầu viết về: “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi” và cậu bé đã viết về một con mèo.
Chúng tôi xin được đăng toàn bộ nội dung bài văn nói trên để bạn đánh giá:
Con Miu xấu số!
Năm nay bố mẹ cho tôi về ở hẳn nhà bà ngoại và chuyển đến học ở Trường ĐN. Xa trường cũ QM sau 7 năm học, tôi cũng buồn lắm. Nhiều khi ngồi học mà những thằng bạn trong nhóm “G5” cứ hiện lên trong đầu óc tôi.
Tôi nhớ thằng Phương ma lanh, lúc nào cũng ăn mặc gọn ghẽ như người lớn, luôn đầu têu đủ trò, được cái học hành cũng chẳng đến nỗi nào. Cả một mùa hè, cậu ta toàn nói dối xin được tiền bố mẹ đi học bơi ở Công viên Tuổi Trẻ, nhưng chỉ là để đãi bọn tôi ăn kem. Còn thằng Quỳnh hiền lành, nhút nhát, toàn bị đám con gái trong lớp bắt nạt. Thằng Quân học thì lười, mà chỉ mong sinh nhật để bố mẹ tặng quà. Thằng Dụ to xác nhất lớp, tốt bụng, nhưng đầu óc thì u mê, có mấy câu hỏi kiểm tra môn Đạo đức mà học mãi không thuộc… Rồi còn mấy đứa con gái cùng lớp, hay ăn quà, miệng lúc nào cũng bóng nhẫy, nhưng mà cũng tình cảm.
Lần tôi nghịch, vẽ bậy lên áo đứa bạn ngồi bàn trước, bị cô giáo phạt đuổi học một buổi, thế mà chúng nó cũng bày đặt thăm hỏi, thư từ… Mỗi lần tôi buồn, nhớ trường cũ, bạn cũ, bà tôi thường lẩm bẩm như vẫn cầu kinh buổi sáng: “Rồi tất cả sẽ quen dần thôi cháu ạ, cháu sẽ có bạn mới ở Trường ĐN, bạn bè có ai ở bên nhau mãi được đâu…”
Bà tôi nói đúng. Mấy hôm đầu, bài vở ít, chúng tôi còn “chát chít” với nhau. Bây giờ đứa nào cũng phải lo học hành, tôi cũng ít nghĩ tới chúng nó hơn. Cô giáo văn bảo về nhà viết bài “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, tôi cũng chẳng muốn viết riêng về một đứa nào trong đám bạn học cũ cả. Mà chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy. Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông.
Dạo ấy, khu tập thể của chúng tôi không biết lũ chuột từ đâu kéo về mà nhiều thế. Gia đình tôi sống trong một căn hộ trên tầng 4 của một dãy nhà lắp ghép cũ kỹ. Ban ngày, chuột leo trèo trên ống nước, trên sân thượng, ban đêm chúng đuổi cắn nhau chí chóe trên bể treo đựng nước, cả nhà tôi mất ngủ vì chuột. Cuối cùng mẹ tôi quyết định nuôi mèo.
Sợ nhà tôi không biết chăm mèo “mẫu giáo”, bà tôi mang cho toàn mèo nhỡ. Vì không quen được với chủ mới, cả 3 con mèo trước đều chỉ ở nhà tôi được mấy hôm rồi đi mất tăm, mất tích. Chỉ có con mèo thứ tư là ở lại. Tôi nhớ, hôm bà ngoại tôi mang đến, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay. Bà tôi bảo đây là giống mèo tam thể, vì nó có ba màu trắng, vàng và đen. Mấy hôm đầu, nó còn nhút nhát, cứ trốn biệt dưới gầm tủ lạnh, tôi phải gọi “miu, miu” mãi nó mới chịu chui ra. Rồi cũng quen, cả nhà tôi gọi nó là con “Miu”.
Nhà tôi có 4 người: bố mẹ tôi, anh trai tôi và tôi. Từ hôm có con Miu, nhà tôi như có thêm một thành viên nữa. Mẹ tôi lại thêm một việc: hàng tuần mua cá cho Miu. Còn tôi nhận nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày. Bố mẹ tôi đi làm, vắng nhà từ sáng đến tối. Anh trai tôi cũng suốt ngày hết học ở trường, lại học ôn thi ở ngoài. Chỉ có tôi với con Miu ở nhà nhiều nhất.
Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. Còn những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy.
Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quýt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Thì ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm.
Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe não nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đã bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà mình phải tìm con mèo khác thôi, không thì lũ chuột lại kéo đến. Tôi thì bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về.
Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu não quá chừng. Lông nó xù xì, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà phòng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ.
Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa Vinamilk đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương.
Tôi hiểu là nó đang cầu cứu “Hãy làm cho tôi bớt đau đi”. Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây còn chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, còn con Miu thì cứ nằm bất động, đôi mắt nhìn vào xa xăm...
Tôi nhớ như in cái buổi sáng mùa đông đáng ghét ấy. Mẹ tôi bảo con Miu chết rồi. Tôi bật dậy, nhìn con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi òa khóc. Mẹ tôi bỏ nó vào túi nhựa. Tôi bảo để tôi mang nó đi chôn. Mẹ bảo tìm đâu ra chỗ chôn mèo ở cái khu tập thể này, đến mấy cái gốc cây bằng lăng cũng bị rải bê tông hết rồi, không biết có nước nào có nghĩa trang mèo hay không. Rồi mẹ mang nó xuống cái xe rác ở đầu nhà tập thể.
Tôi đã vào lớp 8. Bà tôi lại mang cho nhà tôi con mèo khác, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được đôi mắt đờ đẫn của con Miu nhìn tôi trong cái đêm mùa đông năm ngoái với những đợt gió cứ mang hơi lạnh về từ những miền xa lắc, xa lơ...
Một người bạn đã gửi cho nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bài văn trên với lời nhắn sau:
“Tôi gửi ông bài tập làm văn của con trai tôi, học lớp 8, đề bài cô giáo cho là: “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”.
Trước khi làm bài, nó cũng đã hỏi tôi và tôi đã gợi ý cho nó viết về con mèo. Tôi cũng đã cho nó tham khảo bài văn viết về con chó, được người Việt mình truyền tụng như là bài văn hùng biện nhất mọi thời đại!
Cô giáo cho nó điểm 4 với lời phê: “Lạc đề, Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, không có phần mở bài”. Cậu con tôi có vẻ buồn. Tôi bảo nó đừng cay cú điểm chác. Nhưng thực sự tôi cũng thấy có lỗi với nó. Mong ông đọc qua và cho tôi lời khuyên. Tôi vẫn nghĩ lẽ ra cô giáo có thể cho nó 5, 6 điểm”.
(Riêng tôi, tôi nghi ngờ năng lực và đạo đức của giáo viên đã đánh giá bài văn này là sai đề và cho em điểm 4. Có lẽ cô bị định kiến rằng đã là 'bạn' thì phải là 'người', và tôi cho rằng cô thuộc dạng lười suy nghĩ và thiển cận trong tư duy. Hẳn cô muốn bài văn phải có cấu trúc rõ ràng, tả người theo đúng trật tự như những bài giảng trước đó của cô hoặc phải theo format của sách văn mẫu để cô tiện cho điểm mà không cần đầu tư thời gian để thật sự đọc, cảm nhận rồi mới đánh giá. Đáng buồn cho nền giáo dục còn nhiều sơ suất)